Trào Ngược Dạ Dày Ăn Bún Được Không? Giải Đáp Chi Tiết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bún là thực phẩm quen thuộc được làm từ gạo, có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, do bún có vị chua và chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản nên nhiều người băn khoăn không biết trào ngược dạ dày ăn bún được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thắc mắc này trong bài viết sau đây của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Điều trị trào ngược dạ dày ăn bún được không?

Trào ngược dạ dày ăn bún được không?” là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh hiện nay. Bún là món ăn quen thuộc, dễ chế biến, phù hợp với mọi lứa tuổi và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn bún. Nguyên nhân là bởi những yếu tố như sau:

Bún được làm từ gạo đã lên men

Quá trình gạo lên men tạo ra lượng axit cao, có thể kích thích dạ dày và làm tăng các triệu chứng trào ngược axit như ợ nóng, ợ chua, nghẹn,… Ngoài ra, lượng axit trong bún cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.

Trào ngược dạ dày có nên ăn bún không luôn là băn khoăn của nhiều người bệnh
Trào ngược dạ dày có nên ăn bún không luôn là băn khoăn của nhiều người bệnh

Chứa chất phụ gia

Trong thành phần của bún chứa nhiều loại chất phụ gia, bột tẩy, hàn the và chất bảo quản như: Acid oxalic, Formol, Tinopal, Natri sulfit, Natri benzoate…. Những chất này không tốt cho sức khỏe con người, gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn mửa. 

Nếu sử dụng bún trong thời gian dài dài còn có thể làm mòn niêm mạc dạ dày, gây viêm loét, suy gan, suy thận, sỏi thận, viêm tụy, thậm chí là tăng nguy cơ bị ung thư.

Ăn kèm với nhiều gia vị

Các gia vị cay nóng như mù tạt, ớt, tiêu, tỏi,… có thể kích thích dạ dày và làm tăng các triệu chứng trào ngược axit. Chưa kể, các loại nước mắm, muối, đường, dưa muối, dưa góp, kim chi, su hào muối, măng chua… ăn cùng với bún cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến tình trạng trào ngược dạ dày thêm trầm trọng.

Nấu với nhiều dầu mỡ

Quá nhiều dầu mỡ sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và gây khó tiêu. Điều này có thể làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Ăn kèm với rau sống

Rau sống ngay cả khi đã được rửa sạch và ngâm nước muối cũng vẫn có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa, kích thích dạ dày khiến bệnh trào ngược dạ dày thêm trầm trọng. 

Bún ăn kèm với rau sống và các loại gia vị khác, không tốt cho dạ dày
Bún ăn kèm với rau sống và các loại gia vị khác, không tốt cho dạ dày

Cách sử dụng bún cho người trào ngược dạ dày

Mặc dù người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn bún, tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn. 

Nếu thỉnh thoảng muốn ăn bún, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu tác hại của loại thực phẩm này đến dạ dày:

Chọn loại bún phù hợp: 

  • Sử dụng bún gạo trắng, bún gạo lứt, không dùng bún chua, bún riêu cua, bún bò Huế. 
  • Chọn bún tươi ngon, mới làm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua bún đã để lâu, có mùi chua, mốc.

Chế biến bún đúng cách:

  • Nấu chín kỹ bún trước khi ăn.
  • Hạn chế sử dụng dầu mỡ, gia vị cay nóng khi chế biến bún.
  • Khi bị trào ngược dạ dày nên ăn gì kết hợp với bún? Chuyên gia khuyến nghị nên ăn cùng các thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho đường ruột như rau xanh, thịt nạc, cá.

Ăn bún đúng liều lượng:

  • Nên ăn bún với lượng vừa phải, không nên ăn quá no. Lượng bún trung bình cho người bệnh cần ít hơn 200-300 gram bún tươi hoặc 150-250 gram bún khô. 
  • Chia nhỏ bún bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no trong một bữa.
  • Chỉ nên ăn tối đa 1-2 bữa/tuần.
Ăn bún với liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Ăn bún với liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Ăn bún vào thời điểm thích hợp:

  • Nên ăn bún vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh ăn bún vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Hạn chế ăn bún khi đang đói hoặc đang bị đầy bụng.

Như vậy, bài viết trên đây đã đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi trào ngược dạ dày ăn bún được không. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về  liều lượng và cách sử dụng các loại thực phẩm để có chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Xem Thêm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Chương trình nhận được sự quan tâm của đông đảo bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc “Đặt Chân” Tới Hậu Giang Xa Xôi

Chương trình tư vấn sức khỏe tim mạch miễn phí nằm trong khuôn khổ dự...
TTUT, bác sĩ Lê Hữu Tuấn cung cấp kiến thức về bệnh lý tim mạch cho bà con

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại 12 Xã Của Huyện Bình Chán

Ngày 25-27/6/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...

Bác sĩ Trần Hải Long chia sẻ về góc nhìn trong phương pháp điều trị yếu sinh lý bằng Đông y

Hiện nay xu hướng sử dụng thuốc Đông y để điều trị các vấn đề...