Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Chuối Được Không? Dùng Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chuối là loại quả quen thuộc, thơm ngon và chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng trái cây này. Vậy bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có ăn chuối được không? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng? Bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung sau đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Ăn chuối có những tác dụng gì với sức khỏe?

Trước khi tìm hiểu trào ngược dạ dày ăn chuối được không, bạn cần biết thêm một vài thông tin về công dụng của quả chuối đối với sức khỏe con người. Cụ thể, trong thành phần của chuối có chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất, giúp mang đến cho người dùng những lợi ích như sau:

  • Tăng cường miễn dịch: Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa có trong chuối giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Hỗ trợ đào thải độc tố và bảo vệ các tế bào khỏi các tác nhân gây hại.
  • Cải thiện tiêu hóa: Trong thành phần của chuối có chứa chất xơ và prebiotic, có tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cải thiện các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn uống không tiêu,…
  • Giúp bổ máu: Chuối có chứa hàm lượng sắt và kẽm rất cao. Điều này giúp thúc đẩy khả năng sản sinh hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu cho người bệnh.
  • Cân bằng huyết áp: Lượng kali trong chuối có tác dụng cân bằng điện giải, giúp cải thiện chức năng thận, làm giãn mạch, cân bằng nồng độ cholesterol trong máu và điều hòa huyết áp hiệu quả.
  • Tác dụng khác: Sử dụng chuối với liều lượng phù hợp còn mang đến cho người dùng những lợi ích tuyệt vời như: Làm đẹp da, giảm cân, thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng….
Chuối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng
Chuối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng

Bị trào ngược dạ dày có ăn chuối được không?

Trào ngược dạ dày có ăn chuối được không, trào ngược dạ dày nên ăn gì luôn là câu hỏi được người bệnh quan tâm. Bởi có nhiều nguồn tin cho rằng nếu đang bị các vấn đề về dạ dày mà ăn chuối thì sẽ làm bệnh tình trở nên xấu hơn. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn CÓ THỂ sử dụng được chuối. 

Chuối có độ pH từ 5 – 5,29, khi sử dụng sẽ làm tăng độ pH và giảm độ axit trong dạ dày. Đồng thời tạo ra một lớp bao phủ niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày khỏi tác động của axit dịch vị. Ngoài ra, hàm lượng kali trong chuối có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó hỗ trợ giảm đau bụng thượng vị và giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra, pectin, protein và lưu huỳnh trong chuối có tác dụng giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt, chuối còn chứa prebiotics giúp tạo điều kiện cho các lợi khuẩn phát triển trong đường ruột, giúp giảm thiểu khả năng trào ngược axit.

Trào ngược dạ dày có ăn được chuối tiêu không?

Mặc dù bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối nhưng không phải loại chuối nào cũng có thể sử dụng, đặc biệt là chuối tiêu. Theo các nghiên cứu, trong thành phần của chuối tiêu có chứa hàm lượng pectin cao sẽ làm tăng nồng độ axit trong niêm mạc dạ dày, gây ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, nóng rát dạ dày và khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy người bệnh chỉ nên sử dụng các loại chuối như: Chuối lùn, chuối hương, chuối cau, chuối tây, chuối lá, chuối ngự. Bởi chúng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu và đau dạ dày hiệu quả.

Trào ngược dạ dày có nên ăn chuối tiêu không là băn khoăn của nhiều người bệnh
Trào ngược dạ dày có nên ăn chuối tiêu không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày với chuối xanh

Trong dân gian cho rất nhiều mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:

Cách 1: Chuối xanh luộc

Chuối luộc sẽ giúp loại bỏ phần nhựa của chuối, giúp cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng…

  • Người bệnh chuẩn bị 1-2 quả chuối chanh còn tươi, rửa sạch vỏ ngoài cho bớt nhựa.
  • Cho chuối vào nồi, đổ thêm nước rồi luộc chín.
  • Chuối luộc chín, bóc vỏ rồi chấm muối tiêu để ăn trực tiếp.
  • Mỗi tuần ăn từ 2-3 lần để đẩy lùi triệu chứng bệnh.

Cách 2: Chuối xanh, rau má, rau diếp cá

Rau má và rau diếp cá là những loại rau có tính mát, giúp làm dịu vết loét ở niêm mạc hiệu quả. Từ đó giúp giảm đau dạ dày và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

  • Chuẩn bị 10 quả chuối xanh, 20g rau má, 15g rau diếp cá.
  • Chuối xanh đem gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng.
  • Rau diếp cá và rau má cũng rửa sạch nhiều lần với nước.
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi, thêm nước và đun sôi.
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa rồi tiếp tục đun thêm 20 phút.
  • Dùng nước thuốc vừa thu được để uống trong ngày.
  • Mỗi tuần dùng 3 lần sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Kết hợp chuối xanh với rau má, rau diếp cá cải thiện trào ngược dạ dày
Kết hợp chuối xanh với rau má, rau diếp cá cải thiện trào ngược dạ dày

Cách 3: Chuối xanh, kim tiền thảo, bông mã đề

Đây là bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và đau dạ dày hiệu quả, an toàn mà không cần tốn nhiều công sức.

  • Chuẩn bị 12 quả chuối xanh, 50g bông mã đề, 100g rễ cỏ tranh, 50g kim tiền thảo.
  • Chuối xanh gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng, cho lên bếp sao vàng.
  • Kim tiền thảo, rễ cỏ tranh và bông mã đề đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm rồi sắc với 500ml nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn 200ml nước.
  • Chia nước thuốc thu được thành 4 phần và uống hết trong ngày.
  • Dùng đều đặn trong vòng 7 ngày các triệu chứng trào ngược sẽ thuyên giảm.

Cách 4: Chuối xanh và mật ong

Mật ong là nguyên liệu có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, mật ong còn giúp làm dịu cơn đau dạ dày, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

  • Chuẩn bị 1-2 quả chuối xanh, rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Ngâm chuối vào nước muối loãng 10 phút cho sạch nhựa.
  • Đem chuối xanh đi phơi khô.
  • Sau đó đem chuối khô tán nhuyễn thành bột mịn.
  • Trộn đều bột chuối với mật ong rồi vo thành từng viên hoàn.
  • Mỗi ngày người bệnh uống đều đặn vài viên.
  • Kiên trì áp dụng trong vòng 2 tuần bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm.
Chuối xanh và mật ong giúp cải thiện các vấn đề dạ dày hiệu quả
Chuối xanh và mật ong giúp cải thiện các vấn đề dạ dày hiệu quả

Cách 5: Chuối xanh, đu đủ, mía lau và táo tây

Đu đủ, mía lau và táo tây là những nguyên liệu có khả năng cải thiện các triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Đồng thời giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư.

  • Chuẩn bị 5 quả chuối xanh, 30g đu đủ, 50g mía lau, 30g táo tây.
  • Chuối xanh đem gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi sao vàng.
  • Cho các nguyên liệu trên vào ấm, đổ thêm nước vào rồi đun sôi.
  • Sau 20 phút thì tắt bếp và gạn lấy nước thuốc để uống.
  • Nên dùng thuốc khi vẫn còn ấm nóng.
  • Sử dụng đều đặn trong vòng 1 tuần sẽ giúp bệnh trào ngược dạ dày được thuyên giảm.

Lưu ý khi dùng chuối cho bệnh nhân bị trào ngược

Sau khi đã giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có nên ăn chuối không, người bệnh cần biết cách sử dụng chuối sao cho hiệu quả, dưới đây là một số lưu ý bạn đọc nên nắm rõ:

  • Thời điểm sử dụng: Người bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối khi bụng no, tốt nhất là ăn sau bữa cơm từ 20 – 30 phút. Tránh sử dụng chuối khi đang đói vì sẽ làm tăng axit dịch vị, gây viêm loét dạ dày.
  • Liều lượng sử dụng: Chỉ nên sử dụng từ 2-3 quả chuối/ngày. Việc ăn nhiều hơn 3 quả chuối/ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa, làm tăng kali máu, tăng axit tannic, gây táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Loại chuối không nên ăn: Ngoài chuối tiêu, người bệnh còn không nên sử dụng trực tiếp các loại chuối xanh, chuối ương và các loại chuối chưa chín hẳn. Bởi chúng có chứa nhiều nhựa, dễ gây khó tiêu, đầy bụng, táo bón, cồn cào dạ dày và kích thích các ổ viêm loét gây đau bụng.
  • Chế biến: Bệnh nhân trào ngược dạ dày ăn chuối trực tiếp hoặc có thể chế biến thành dạng sinh tố, salad, sữa chua chuối, bánh chuối hấp,… Không nên sử dụng chuối chiên, chuối rán, chuối sấy… vì chúng chứa nhiều dầu mỡ, không tốt cho dạ dày.
  • Đối tượng cần thận trọng: Chuối có chứa hàm lượng kali cao có thể gây hạ huyết áp và tương tác với thuốc chẹn beta. Vì vậy những người bị huyết áp thấp hoặc đang dùng loại thuốc này nên hạn chế tiêu thụ chuối.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có ăn chuối được không. Đây là một loại quả rất thơm ngon bổ dưỡng. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

LƯU Ý: Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về phương pháp điều trị triệt để bệnh trào ngược dạ dày. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp bạn chấm dứt cơn đau, cải thiện sức khỏe và tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái, ăn uống ngon miệng, kéo dài giấc ngủ,…

Nếu bạn đang băn khoăn về phương pháp điều trị, hãy liên hệ ngay với Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Nội, Trung tâm Thuốc dân tộc) để được tư vấn miễn phí.

Liên hệ BS Tuyết Lan tư vấn

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn - Thay Đổi Cuộc Sống Phòng The Cho Hàng Ngàn Nam Giới

Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn – Thay Đổi Cuộc Sống Phòng The Cho Hàng Ngàn Nam Giới

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn là vị bác sĩ có...