Giải Đáp Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Được Mướp Đắng Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mướp đắng là loại quả có vị đắng, giàu dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này. Vậy trào ngược dạ dày có ăn được mướp đắng không? Sử dụng mướp đắng như thế nào cho hợp lý? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc câu trả lời chi tiết. 

Trào ngược dạ dày có ăn được mướp đắng không?

Với thắc mắc trào ngược dạ dày nên ăn gì? Trào ngược dạ dày có ăn được mướp đắng không thì câu trả lời là

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc và làm săn chắc niêm mạc. Còn theo Y học hiện đại, mướp đắng có chứa nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú, giúp mang đến cho người bệnh những lợi ích như sau:

Bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng mướp đắng
Bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng mướp đắng
  • Kháng viêm, diệt khuẩn: Hoạt chất Momordicin trong mướp đắng có tác dụng chống viêm cực mạnh, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày.
  • Giảm đau dạ dày: Trong mướp đắng có chứa Charantin và Polypeptide, giúp điều chỉnh đường huyết và làm giảm tình trạng đau dạ dày, liệt dạ dày.
  • Trung hòa axit dịch vị: Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày, các chất Alkaloid, Saponin, Glucoside và Tannin trong mướp đắng sẽ giúp trung hòa axit dạ dày, giảm đau thượng vị và ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp.
  • Hỗ trợ chữa lành các vết thương: Hàm lượng vitamin A, C trong mướp đắng có tác dụng loại bỏ gốc tự do gây hại cho cơ thể, cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giúp chữa lành các vết viêm và loét và làm giảm đau hiệu quả.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Trong thành phần của mướp đắng có hàm lượng chất xơ cực cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa để dạ dày phân hủy thức ăn được nhanh hơn. Từ đó giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng một cách hiệu quả.
  • Cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu: Các chất như folate, kẽm, kali và sắt trong mướp đắng giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân bị đau dạ dày.

Mặc dù mướp đắng là loại thực phẩm an toàn, lành tính. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyên bạn chỉ nên ăn liên tục tối đa trong 3 tháng, sau đó ngưng sử dụng vài tuần. Bởi nếu lạm dụng loại thực phẩm này có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Khó chịu ở dạ dày.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Đau bụng.
  • Đầy hơi.
  • Khó tiêu.
  • Tiêu chảy.
Lạm dụng mướp đắng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Lạm dụng mướp đắng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Cách dùng khổ qua cải thiện trào ngược dạ dày

Người bệnh bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng mướp đắng theo các phương pháp sau đây:

Ăn mướp đắng trực tiếp

Người bệnh bị trào ngược dạ dày có thể ăn mướp đắng trực tiếp mà không cần chế biến.

  • Chuẩn bị 1 quả mướp đắng, rửa sạch và đem bỏ phần ruột.
  • Ngâm mướp đắng vào trong nước muối loãng 30 phút.
  • Vớt ra cho ráo nước rồi thái mướp đắng thành từng lát mỏng.
  • Để giảm vị đắng bạn có thể ăn kèm với ruốc thịt.

Mướp đắng xào trứng

Mướp đắng xào trứng là món ăn giàu dinh dưỡng, thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

  • Chuẩn 1 quả mướp đắng, 2 quả trứng, hành lá.
  • Rửa sạch mướp đắng, bổ dọc và bỏ phần ruột.
  • Thái mướp đắng thành từng lát mỏng, ngâm trong nước đá hoặc nước muối loãng 5-7 phút.
  • Đập trứng ra bát và khuấy đều lên.
  • Cho mướp đắng vào xào chín tới, sau đó cho thêm trứng, nêm nếm gia vị theo khẩu vị và đảo đều.
  • Thêm hành lá vào rồi tắt bếp.
Người bệnh bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng món trứng xào mướp đắng
Người bệnh bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng món trứng xào mướp đắng

Uống trà mướp đắng

Bạn có thể chế biến mướp đắng thành dạng trà. Trà mướp đắng có tác dụng giảm đau, làm ấm bụng, hạn chế hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, trào ngược dạ dày.

  • Chuẩn bị 1 quả mướp đắng tươi, rửa sạch, bổ đôi, loại bỏ phần ruột.
  • Thái mướp đắng thành từng lát mỏng rồi cho vào ấm trà.
  • Đổ nước sôi vào và hãm trong vòng 15 phút.
  • Nên uống nước trà khi còn ấm nóng, uống vào ban ngày, tránh uống vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.

Lưu ý khi sử dụng mướp đắng

Trong quá trình sử dụng mướp đắng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Sử dụng mướp đắng liên tục trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe. Liều lượng phù hợp là 4 lần/tuần, mỗi lần tối đa 2 quả.
  • Mướp đắng có thể gây hạ đường huyết và huyết áp. Vì vậy người bệnh đang bị tiểu đường hoặc huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng.
  • Không dùng chung mướp đắng với các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, huyết áp, tiểu đường.
  • Hạt mướp đắng có thể gây sốt, đau đầu, đau bụng, nôn mửa, hôn mê. Vì vậy khi sử dụng mướp đắng bạn nên loại bỏ hoàn toàn phần hạt.
  • Khổ qua chỉ có tác dụng cải thiện trào ngược dạ dày ở cấp độ a. Còn với trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Không sử dụng mướp đắng khi bụng đói.
  • Không dùng chung mướp đắng với tôm, sườn heo và măng cụt. Vì nó có thể gây khó chịu cho cơ thể, làm mất chất dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến dạ dày. 
  • Hạn chế uống trà xanh ngay sau khi vừa ăn mướp đắng vì sẽ ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng mướp đắng vì các dưỡng chất trong loại quả này có thể gây co bóp tử cung. Từ đó dẫn đến hiện tượng sảy thai hoặc sinh non.
  • Phụ nữ đang cho con bú khi bị trào ngược dạ dày cũng không nên ăn mướp đắng. Vì một số thành phần không tốt trong mướp đắng có thể được truyền qua sữa mẹ.
  • Trong thành phần của mướp đắng có chứa axit oxalic có thể làm cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Vì vậy những người bị thiếu canxi nên hạn chế sử dụng mướp đắng.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có ăn được mướp đắng không. Đồng thời gợi ý cho bạn một số phương pháp chế biến món ăn từ mướp đắng thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hạn chế tác dụng phụ, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...