Trào Ngược Dạ Dày Ăn Tôm Được Không? Chú Ý Gì Khi Dùng?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chế độ ăn uống đối với người bị trào ngược dạ dày rất quan trọng. Nếu không lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng thêm. Do đó rất nhiều người băn khoăn không biết bị trào ngược dạ dày ăn tôm được không? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc để có câu trả lời chính xác.

Bị trào ngược dạ dày ăn tôm được không?

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm: Natri, kali, protein, canxi, sắt, magie, vitamin B12, vitamin C, vitamin D, photpho, đồng, kẽm, mangan, iot,… Những chất này có tác dụng chống lão hóa, tốt cho xương khớp, tim mạch, tăng cường miễn dịch và phòng ngừa ung thư. 

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất
Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất

Tuy nhiên, trào ngược dạ dày nên ăn gì ảnh hưởng rất nhiều để tốc độ phục hồi bệnh. Vậy nên nhiều người bệnh thắc mắc không biết bị trào ngược dạ dày ăn tôm được không. Theo các nghiên cứu y khoa, người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn tôm và một số loại hải sản khác. 

Bởi tôm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có thể mang lại một số lợi ích nhất định cho người bị trào ngược dạ dày, bao gồm:

  • Omega-3: Có đặc tính chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày – một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
  • Protein: Chất này có tác dụng giúp xây dựng và sửa chữa mô bị viêm loét ở dạ dày, thực quản. Đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh luôn khỏe mạnh.
  • Ít chất béo: Tôm có chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất thấp. Sử dụng tôm sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Vitamin B12: Giúp chống viêm, giảm viêm loét dạ dày, sản xuất hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu và cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Selen và kẽm: Có đặc tính chống oxy hóa, giảm viêm, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư dạ dày.
  • Phốt pho: Giúp duy trì độ pH của máu, trung hòa axit dạ dày, giúp giảm bớt tình trạng ợ nóng, ợ chua và khó chịu. Đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm nguy cơ đầy bụng, khó tiêu và táo bón do trào ngược axit. 

Mặc dù tôm mang lại một số lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác hại sau:

  • Khó tiêu: Do hàm lượng protein cao, nếu ăn quá nhiều tôm trong một lần sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn.
  • Kích ứng dạ dày: Đầu tôm là nơi chứa nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn, có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn Hp, khiến tình trạng trào ngược axit trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dị ứng: Một số người bị trào ngược dạ dày có thể bị dị ứng với tôm, dẫn đến các phản ứng như nổi mẩn ngứa, sưng tấy, khó thở,…
  • Nguy cơ ngộ độc thực phẩm: Tôm không được bảo quản và chế biến đúng cách sẽ gây ngộ độc thực phẩm, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng.

Hướng dẫn ăn tôm đúng cách cho người bệnh

Người bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng tôm nhưng cần chú ý về liều lượng, thời điểm và cách chế biến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Liều lượng:

  • Người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn tối đa 100g tôm/lần ăn. 
  • Mỗi tuần ăn tối đa 3 bữa tôm, không nên ăn quá nhiều. 
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn tôm thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên ăn một lượng lớn tôm trong 1 bữa.

Cách chế biến:

  • Chế biến tôm theo cách hấp, luộc, nấu canh, hạn chế chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ vì sẽ gây khó tiêu, khiến tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn.
  • Bóc vỏ tôm trước khi ăn. Vỏ tôm cứng, nhai không kỹ sẽ làm trầy xước niêm mạc dạ dày, dẫn đến kích ứng và trào ngược.
  • Người có vấn đề về tiêu hóa nên băm nhỏ tôm để sử dụng.
  • Không được ăn tôm sống, gỏi tôm,…. vì dễ bị nhiễm khuẩn.
Nên chế biến tôm theo dạng hấp, luộc
Nên chế biến tôm theo dạng hấp, luộc

Thời điểm ăn:

  • Nên ăn tôm vào bữa chính, không nên ăn khuya. 
  • Ăn tôm cách giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng.

Cách kết hợp:

  • Hạn chế kết hợp tôm cùng với các loại thực phẩm như: Nhân sâm, dưa chuột, rau muống, dưa hấu, diếp cá, nước đá, trà, hoa quả giàu vitamin C, rượu bia,… Vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, thậm chí là ngộ độc.
  • Tránh ăn tôm với các thực phẩm gây kích ứng dạ dày như: Đồ chua, đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
  • Nên ăn tôm cùng với rau cải, rau ngót, bí xanh, mồng tơi, rau đay, cà rốt, nấm, bông cải trắng, rau dền,… để cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Kết hợp ăn tôm với thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, cháo… để giúp cân bằng protein, kích thích hoạt động tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược.

Lưu ý khác: 

  • Chọn tôm tươi ngon, không dùng tôm đã bị chết trong thời gian dài, có mùi hôi hoặc bị ôi thiu. Vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa.
  • Không ăn tôm để qua đêm.
  • Nếu sau khi ăn tôm xuất hiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, nghẹt mũi, mẩn ngứa… thì nên tránh sử dụng tôm trong thời gian tới.
  • Người bị trào ngược dạ dày kèm theo các bệnh lý như viêm khớp, gout, cholesterol cao, ho, hen suyễn, đau mắt đỏ, cường giáp, tăng acid uric máu,… không nên ăn tôm.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị trào ngược dạ dày ăn tôm được không. Đây là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần kiểm soát liều lượng và cách chế biến để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...