Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Được Mì Tôm Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mì tôm là loại thực phẩm được tiêu thụ thường xuyên bởi bởi nó khá tiện lợi, hợp khẩu vị nhiều người và giá cả phải chẳng. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng đều cảnh báo mì tôm hoàn toàn không tốt cho sức khỏe bởi nó có chứa nhiều chất béo, chất bảo quản, chất phụ gia. Vậy những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có ăn được mì tôm không? Câu trả lời chính xác nhất sẽ có trong nội dung sau.

Người bị trào ngược dạ dày có ăn được mì tôm không?

Mì tôm là loại thực phẩm quen thuộc được nhiều người sử dụng hàng ngày. Trong thành phần của mì tôm chủ yếu là carbohydrate, chiếm tới 80%. Sử dụng mì tôm liên tục trong thời gian dài có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp).

Vì vậy với thắc mắc bị trào ngược dạ dày có ăn được mì tôm không thì câu trả lời là KHÔNG

Trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không là băn khoăn của nhiều người bệnh
Trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Các chuyên gia cho biết, mì tôm được chiên và sấy khô nên chứa nhiều dầu mỡ, chất phụ gia, chất bảo quản, muối và hương liệu. Mì tôm khi vào dạ dày sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, góp phần làm tăng sản xuất axit dịch vị. Chỉ cần sử dụng nhiều hơn 2 gói mì/tuần có thể làm rối loạn chức năng dạ dày, khiến người bệnh bị đau bụng thượng vị, đầy bụng, buồn nôn, ợ nóng, khó chịu ở ngực.

Ngoài ra, mì tôm còn chứa chất bảo quản có tên là tertiary-butyl hydroquinone (TBHQ). Chất này có khả năng gây độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Những người có hệ tiêu hóa yếu có thể xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt.

Hơn nữa mì tôm còn chứa ít rất chất xơ, ít protein, nghèo vitamin và khoáng chất. Vì vậy nó không chỉ làm tăng nguy cơ bị táo bón mà còn gây thiếu hụt dinh dưỡng, khiến cơ thể bị suy nhược, dễ đổ bệnh. 

Mì tôm có ảnh hưởng như thế nào đối với hệ tiêu hóa?

Không chỉ những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày mà bất kỳ đối tượng nào đang gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ,… đều không nên sử dụng quá nhiều mì tôm. Dưới đây là những tác động tiêu cực của loại thực phẩm này đến sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Khiến bệnh nghiêm trọng hơn

Để tiêu hóa được hết 1 gói mì tôm cần tốn rất nhiều thời gian. Do vậy nó sẽ khiến cho dạ dày phải tiết ra nhiều axit dịch vị  để thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Lượng axit dư thừa này sẽ gây ra các vấn đề như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. 

Khiến cho dạ dày của người bệnh phải làm việc nhiều hơn

Mì tôm có chứa chất béo chuyển hóa và chất béo shotrerning. Đây là loại chất axit béo no rất khó để tiêu hóa. Trung bình, những người thường xuyên ăn mì tôm có thể cần từ 33 – 47 giờ để tiêu hóa hoàn toàn các chất béo này. Nếu bạn ăn mì vào buổi tối nó còn gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu,…

Mì tôm có thể khiến cho bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn
Mì tôm có thể khiến cho bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương

Những người bị viêm loét dạ dày nếu sử dụng mì tôm sẽ khiến các vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là bởi gia vị trong mì tôm khá cay và chứa nhiều dầu mỡ, khi sử dụng sẽ gây tăng tiết axit trong dạ dày.

Tăng nguy cơ táo bón

Nếu bạn ăn mì tôm mà không sử dụng thêm rau củ quả thì sẽ gây thiếu hụt chất xơ. Thêm vào đó các loại gia vị nóng có trong mì ăn liền cũng sẽ gây cản trở nhu động ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa. Nếu ăn mì tôm hàng ngày trong thời gian dài bạn sẽ gặp phải tình trạng táo bón, bệnh trĩ và nhiều vấn đề khác. 

Gây ra các vấn đề dạ dày

Nhiều người ăn mì tôm thường có thói quen nuốt vội và không nhai kỹ. Hậu quả là khiến cho dạ dày phải tăng tiết axit và co bóp kéo dài để phân hủy thức ăn. Quá trình này ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày, đầy bụng, trào ngược, nghiêm trọng hơn là thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Hướng dẫn sử dụng mì tôm đúng cách cho người bệnh

Mặc dù đã có câu trả lời cho thắc mắc trào ngược dạ dày có nên ăn mì tôm. Thế nhưng nếu trong một vài trường hợp khẩn cấp thì bạn vẫn có thể sử dụng mì ăn liền. Để giúp giảm bớt những tác động tiêu cực của mì tôm đối với sức khỏe, bạn cần chú ý thực hiện những điều sau:

Ăn cùng với rau củ 

Nên ăn mì tôm cùng với các loại rau củ có tính mát như rau cải xanh, cải cúc, rau cần, dưa leo, cà rốt, giá đỗ, rau muống, cà chua…. Những loại rau này sẽ giúp bổ sung thêm chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc ăn cùng rau củ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn, phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày, đầy bụng, khó tiêu,…

Bạn nên ăn mì tôm kèm rau củ để tăng cường chất xơ
Bạn nên ăn mì tôm kèm rau củ để tăng cường chất xơ

Ăn cùng với thực phẩm giàu đạm

Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà, tôm, trứng,…. để ăn kèm với mì tôm. Điều này giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Sử dụng với liều lượng phù hợp

Dù là người bị trào ngược dạ dày hay người khỏe mạnh thì bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa là 1-2 gói mì tôm/tuần và chỉ sử dụng trong những trường hợp không có giải pháp thay thế khác. Việc ăn mì tôm quá nhiều trong thời gian dài có thể gây tích tụ chất độc cho cơ thể. 

Bỏ phần nước mì lần 1

Để giảm bớt lượng dầu mỡ của mì tôm, khi pha mì, bạn nên nấu một nồi nước sôi, cho mì vào trụng sơ qua rồi vớt ra, loại bỏ phần nước này. Sau đó nấu một nồi nước khác, đợi đến khi nước sôi thì tắt bếp và cho phần mì lúc nãy vào, khi nước bớt nóng thì cho thêm gia vị. Mặc dù việc làm này khiến món ăn giảm bớt độ thơm ngon và đậm vị nhưng nó lại góp phần loại bỏ bớt lượng chất béo mà muối của món ăn.

Hạn chế húp nước mì

Nhiều người có sở thích húp nước mì vì nó khá hấp dẫn. Tuy nhiên trong nước mì cũng chứa một lượng kha khá dầu ăn và muối. Vì vậy để tránh việc bị tích mỡ và muối trong cơ thể, bạn không nên dùng mà hãy đổ nước mì đi.

Chú ý khác

Người bệnh cũng cần chú ý ăn chậm nhai kỹ, nên ăn miếng nhỏ và nghỉ ngơi sau bữa ăn tối thiểu 30 phút, không nên đứng dậy và vận động mạnh. Đồng thời nên ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước sau khi ăn mì tôm để giúp cơ thể giải nhiệt, thải độc, chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Như vậy, với thắc mắc trào ngược dạ dày có ăn được mì tôm không thì câu trả lời là KHÔNG. Mì tôm không phù hợp với những người bị trào ngược dạ dày bởi nó gây hại đáng kể cho hệ tiêu hóa. Do đó bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng loại thực phẩm này. Thay vào đó hãy ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và nguồn protein lành mạnh khác.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...