Trào Ngược Dạ Dày Có Được Uống Trà Không? 8 Loại Nên Dùng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Để tình trạng trào ngược nhanh hồi phục, người bệnh sẽ cần kiểm soát chặt chẽ những thực phẩm, thức uống được nạp vào cơ thể hằng ngày. Vậy khi bị trào ngược dạ dày có được uống trà không? Nên uống loại trà nào và kiêng loại trà nào? Dưới đây là phân tích chi tiết từ chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc. Từ đó, người bệnh dễ dàng điều chỉnh danh sách thức uống hằng ngày để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giải đáp trào ngược dạ dày có được uống trà không?

Trong thành phần các loại trà thường chứa caffeine – hoạt chất có tác dụng làm hưng phấn cho hệ thần kinh trung ương, tạo cảm giác tập trung hơn khi làm việc, học tập. Tuy nhiên, nghiên cứu từ chuyên gia tiêu hóa cho thấy caffeine là nguyên nhân dẫn đến giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, nhiều người bệnh băn khoăn khi bị trào ngược dạ dày có uống trà được không. Chuyên gia cho biết, hàm lượng caffeine trong trà thường thấp hơn nhiều so với cà phê. Do đó, người bệnh trào ngược dạ dày Có Thể uống trà nhưng nên dùng với liều lượng hạn chế.

Đặc biệt, hiện nay có một số loại trà không chứa caffeine như trà thảo thảo mộc hoa cúc, trà bạc hà, trà mật ong, trà gừng,… Khi sử dụng đúng cách còn giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thậm chí hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Người bệnh trào ngược dạ dày có thể uống trà nhưng nên dùng với liều lượng hạn chế
Người bệnh trào ngược dạ dày có thể uống trà nhưng nên dùng với liều lượng hạn chế

8 loại trà người bệnh trào ngược dạ dày nên uống

Bên cạnh giải đáp câu hỏi “trào ngược dạ dày có được uống trà không?”, chuyên gia Tiêu hóa Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc còn gợi ý danh sách 8 loại trà tốt cho tiêu hóa, người bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng hằng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

Trà cây du trơn tốt cho dạ dày

Nghiên cứu từ chuyên gia chứng minh cây du trơn có chứa các hoạt chất tốt cho dạ dày. Cụ thể, các hoạt chất này sẽ tạo một lớp lót trên niêm mạc dạ dày và thực quản, nhờ đó ngăn ngừa các tổn thương do acid dịch vị gây ra. Dùng trà du trơn cũng kích thích dạ dày sản xuất chất nhầy, giảm kích ứng gây đau bụng, chướng bụng, ợ hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, thành phần trong trà du trơn hoàn toàn không có caffeine hay chất gây kích thích dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây du trơn, sau đó cắt nhỏ và cho vào nồi.
  • Thêm 500ml nước, đun đến khi sôi thì rót trà du trơn ra cốc và uống khi trà ấm.

Cải thiện trào ngược dạ dày nhờ trà gừng

Trà gừng không chứa chứa caffeine nên rất phù hợp cho những người bị bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm loét bao tử,…. Theo Y học cổ truyền, gừng mang vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng tán phong, làm ấm phế, hành khí và cầm nôn. Y học hiện đại cũng phát hiện tinh chất từ củ gừng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn như Gingerol và Zingerone giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày, đồng thời ổn định chức năng của các cơ quan tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị ½ củ gừng, đem rửa sạch, nên tách các nhánh ra để rửa sạch bùn đất trên thân củ.
  • Cắt gừng thành các lát mỏng, sau đó cho vào ấm.
  • Đun sôi 400ml nước, rót vào ấm rồi đậy nắp kín. Chờ trong 20 phút cho tinh chất từ gừng tiết ra là uống được. Trong những ngày đầu, người bệnh có thể thêm ½ thìa mật ong để đỡ khó uống.
Cải thiện trào ngược dạ dày nhờ trà gừng
Cải thiện trào ngược dạ dày nhờ trà gừng

Trà mật ong chanh tươi

Uống trà mật ong chanh tươi có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, cải thiện triệu chứng buồn nôn, đau bụng, đắng miệng, chua miệng do acid dịch vị trào ngược lên thanh quản, khoang miệng. Trà mật ong chanh tươi còn cung cấp hàm lượng lớn dưỡng chất cần thiết như protein, vitamin C, vitamin B, vitamin E, magie, phốt pho, kali, natri,… kết hợp các chất kháng viêm, chống nhiễm khuẩn giúp thúc đẩy làm lành vết thương trên niêm mạc dạ dày. Chuyên gia khuyến nghị mỗi sáng nên uống 1 cốc trà mật ong chanh tươi để kết quả đạt tốt nhất.

Nhưng người bệnh trào ngược cần chú ý điều chỉnh tỉ lệ nước cốt chanh và mật ong phù hợp để không gây phản tác dụng ảnh hưởng đến dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 thìa mật ong, 2 lát chanh tươi và 1 củ gừng tươi.
  • Rửa gừng sạch, đập dập hoặc thái thành lát mỏng đều được.
  • Cho gừng vào cốc 350ml nước ấm, sau đó thêm lượng mật ong và chanh đã chuẩn bị.
  • Dùng thìa khuấy đều, đợi 15 phút cho tinh chất từ các nguyên liệu tiết ra hoàn toàn rồi uống.

Trà xanh giúp cải thiện trào ngược dạ dày

Bị bệnh trào ngược dạ dày có nên uống trà xanh không nhận được rất nhiều sự quan tâm. Phân tích từ các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa cho biết, người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn uống được trà xanh bởi hàm lượng caffeine trong loại trà này khá thấp, nếu sử dụng đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, trà xanh có tính mát, mang tác dụng thanh nhiệt, giải độc và trung hòa dịch vị, ổn định chức năng tiêu hóa. Các hoạt chất khác trong lá trà xanh bao gồm flavonoid, quercetin, EGCG,… có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm, thúc đẩy làm lành thương tổn niêm mạc dạ dày bị acid tấn công xói mòn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi (nên lấy lá búp), đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn.
  • Vò nát lượng lá trà xanh vừa chuẩn bị rồi cho vào ấm.
  • Đun sôi 700ml nước, rót 200ml vào ấm để tráng qua lá, sau đó đỏ lượt nước này đi.
  • Tiêp theo rót 500ml nước sôi còn lại vào ấm, đậy kín nắp và đợi khoảng 20 phút sau là dùng được.
Trà xanh giúp cải thiện trào ngược dạ dày
Trà xanh giúp cải thiện trào ngược dạ dày

Trà hoa cúc

Một trong những loại trà được đánh giá cao nhờ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe là trà hoa cúc. Trà hoàn toàn không chứa chất caffeine nên không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, trà hoa cúc có vị ngọt dịu, tính mát, mang tác dụng an thần, giải độc, thanh nhiệt. Uống trà đúng cách còn giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày, chống viêm nhờ hoạt chất chống oxy hóa apigenin. Nhờ đó, giảm chứng trào ngược rõ rệt, ngăn ngừa phù nề thực quản và các dấu hiệu như khó nuốt của người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 7 bông cúc khô và 1 thìa mật ong.
  • Cho bông cúc khô vào ấm.
  • Đun sôi 700ml nước, sau đó rót 200ml vào ấm, lắc nhẹ và đổ phần nước này đi.
  • Tiếp theo rót nốt lượng nước còn lại vào ấm, đậy nắp đợi 15 phút rồi thêm mật ong vào khuấy đều.
  • Rót trà hoa cúc ra chén và thưởng thức trà trong ngày. Trà hoa cúc cũng được khuyến nghị uống khi còn ấm nóng để phát huy tác dụng tốt nhất cho dạ dày.

Uống trà bạc hà cải thiện trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày được chuyên gia khuyến nghị dùng trà bạc hà hằng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. Bởi ngoài ưu điểm không chứa caffeine, trong tinh dầu bạc hà còn chứa các hoạt chất kháng kháng khuẩn, trị viêm, đặc biệt có menthol có tác dụng làm dịu triệu chứng nóng rát thượng vị, cải thiện ợ nóng, đắng miệng do trào ngược acid lên thực quản. Bên cạnh đó, chất này cũng giúp điều hòa nhu động ruột, ổn định chức năng hệ tiêu hóa, giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Ngoài những tác dụng trên, tinh dầu thơm đặc trưng của lá bạc hà sẽ giúp duy trì tình táo, cải thiện mệt mỏi, uể oải cho người dùng.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, đem rửa và ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn.
  • Đun sôi 1 lít nước, sau đó tắt bếp và cho lá bạc hà vào, đậy kín nắp trong 20 phút.
  • Sau đó có thể rót trà bạc hà ra tách để uống khi còn ấm để tác dụng tốt nhất.
Uống trà bạc hà cải thiện trào ngược dạ dày
Uống trà bạc hà cải thiện trào ngược dạ dày

Trà thì là

Trà thì là hãm từ hoa và thân của cây thì là, có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày, đầy hơi. Đặc tính chống viêm trong trà thì là, có thể giúp giảm viêm, khiến nó trở thành một loại trà tốt cho chứng trào ngược axit và GERD.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 500ml nước rồi cho vào ấm, thêm 1 nắm lá thì là và đậy kín nắp ấm.
  • Khoảng 10 – 20 phút sau có thể rót trà thì là ra chén uống.

Trà nghệ tốt cho dạ dày

Thành phần Curcumin trong củ nghệ có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, trị viêm, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng, đau bụng,… do trào ngược dạ dày. Đặc biệt, khi dùng nghệ pha trà, nhiệt độ ấm nóng từ nước trà sẽ giúp làm dịu niêm mạc, ngăn ngừa kích phát triệu chứng bệnh hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 500ml nước, sau đó cho ra cốc và thêm 2 thìa bột nghệ vào.
  • Dùng thìa khuấy đến khi bột nghệ tan hoàn toàn là được.
  • Bạn có thể uống trà bột nghệ nguyên chất hoặc thêm 1 thìa mật ong để tạo vị ngọt dễ uống hơn.
Thành phần Curcumin trong trà nghệ tốt cho dạ dày
Thành phần Curcumin trong trà nghệ tốt cho dạ dày

Người bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng trà nào?

Bên cạnh những loại trà tốt cho hệ tiêu hóa, dưới đây là một số loại trà người bệnh trào ngược dạ dày không nên sử dụng để tránh khiến triệu chứng tiến triển nặng hơn.

Trà đen không tốt cho dạ dày

Trà đen là loại trà có hương vị thơm ngon nên được nhiều người sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, bác sĩ Tiêu hóa khuyến cáo người bệnh trào ngược dạ dày không nên uống loại trà này. Bởi trong thành phần trà có chứa hoạt chất methylxanthines làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, trà đen chứa theophylline và theobromine, đây là 2 hoạt chất có tác dụng làm giãn cơ vòng thực quản dưới (LES), kích thích gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh trào ngược.

Người bệnh trào ngược dạ dày không nên uống trà sữa

Trà sữa có hương vị rất thơm ngon từ các nguyên liệu như trà, sữa tươi, sữa bột, hương vali, socola, dâu,… Tuy nhiên, cũng chính do sự kết hợp từ nhiều nguyên liệu này làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến dạ dày khó chịu và kích thích triệu chứng trào ngược như trào ngược dạ dày đau bụng, ợ nóng, ợ chua, đau rát họng,…

Bên cạnh đó, hàm lượng đường trong trà sữa cũng rất lớn, uống nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì,… Do đó, những người bị bệnh trào ngược nói riêng và người đang tiềm ẩn các bệnh lý trên không nên tiêu thụ nhiều trà sữa.

Loại trà người bệnh có tiền sử dị ứng

Các loại thực phẩm, thức uống đều có khả năng gây dị ứng, trong đó có trà. Tình trạng này xảy ra do cơ thể phản ứng với một số chất lạ trong trà, kích thích hệ miễn dịch sản sinh các kháng thể và khởi phát triệu chứng dị ứng như phát ban, ngứa ngáy, mề đay, rối loạn tiêu hóa và khiến triệu chứng trào ngược nặng hơn. Do đó, nếu có tiền sử dị ứng với bất cứ loại trà nào (hoặc 1 thành phần trong trà), bạn cần loại bỏ ngay khỏi danh sách thức uống.

Nguyên tắc uống trà cho người bị trào ngược dạ dày

Việc người bệnh trào ngược dạ dày có được uống trà không cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách uống. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe, chuyên gia đưa những nguyên tắc quan trọng khi uống trà dành cho người bị trào ngược dạ dày.

Nhiệt độ trà khi uống

Chuyên gia cho biết, uống trà quá nóng sẽ làm tăng nhiệt độ niêm mạc dạ dày và gây kích ứng, dẫn đến triệu chứng đau đớn khó chịu. Bên cạnh đó, nếu uống trà quá nóng trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn.

Trong khi đó, nếu uống trà lạnh sẽ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến người uống bị ngộ độc. Do đó, cần đảm bảo uống trà với nhiệt độ phù hợp để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe.

Không uống trà quá đặc

Trà đặc sẽ có hàm lượng lớn tanin, khi đi vào cơ thể sẽ tạo kết tủa protein và thiếu vitamin B, nếu kéo dài sẽ gây suy giảm chức năng tiêu hóa và co thắt dạ dày, khiến triệu chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên hơn. Ngoài ra, tanin trong trà cũng gây cản trở hấp thụ sắt gây thiếu máu. Việc uống trà quá đặc cùng làm tăng nồng độ cafein gây mất ngủ, đau đầu.

Tránh uống trà khi bụng đói

Uống trà khi đói (đặc biệt là trước bữa ăn) sẽ kích thích niêm mạc tiết nhiều acid hơn. Điều này sẽ làm niêm mạc dạ dày bị xói mòn, viêm loét, tăng tần suất trào ngược dạ dày, dẫn đến triệu chứng cồn cào bụng, đau bụng, chướng bụng,… Do đó, kể cả người bị trào ngược dạ dày hoặc người khỏe mạnh cũng cần tránh uống trà khi bụng đang đói.

Người bị trào ngược dạ dày cần tránh uống trà khi bụng đang đói
Người bị trào ngược dạ dày cần tránh uống trà khi bụng đang đói

Không uống quá nhiều trà

Đa phần các loại trà đều chứa một hàm lượng caffeine, theophylline, theobromine nhất định. Việc uống trà quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng khác như tim đập nhanh, mệt mỏi, bồn chồn,…. Chuyên gia khuyến nghị người bệnh chỉ nên uống từ 1 – 2 tách/ngày. Đối với các loại trà thành phần chứa nhiều tannin và caffeine chỉ nên sử dụng tối đa 1 tách trà/ngày.

Không uống trà cùng với thuốc

Phân tích chi tiết về thành phần, chuyên gia cho biết Caffeine và một số hoạt chất trong trà có thể làm giảm tác dụng của thuốc trị bệnh, thậm chí gây tương tác hình thành các hoạt chất mới gây hại cho sức khỏe. Vậy nên, tuyệt đối không uống thuốc chung với trà, nên dùng cách nhau ít nhất từ 2 – 3 tiếng.

Ngoài ra, trà xanh và trà đen sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể nên nếu cơ thể đang cần bồi bổ phục hồi cần tránh sử dụng những loại trà này.

Không dùng trà để qua đêm

Trà để qua đêm (kể cả trà đã bảo quản trong tủ lạnh) cũng tuyệt đối không sử dụng. Bởi lúc này trà đã giảm chất lượng, thậm chí bị vi khuẩn xâm nhập. Uống những loại trà này sẽ không tốt cho sức khỏe, thậm chí gây tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, chướng bụng,…

Tránh kết hợp trà cùng một số thực phẩm

Khi uống trà, việc xác định trào ngược dạ dày nên ăn gì cũng rất quan trọng. Bởi nếu kết hợp trà với một số loại thực phẩm kị sẽ ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa. Cụ thể như sau:

  • Đậu nành: Một số hoạt chất trong trà khi kết hợp với đậu nhanh sẽ tạo axit tannic – chất gây hại cho sức khỏe và kích thích bùng phát triệu chứng trào ngược dạ dày. Vậy nên khi uống trà cần tránh ăn đậu nành và các món từ nguyên liệu này.
  • Thực phẩm giàu đạm: Tanin trong trà làm giảm khả năng phân giải đạm trong các loại thực phẩm, khiến người dùng dễ bị chướng bụng, khó tiêu. Vậy nên, cần hạn chế dùng trà cùng lúc với thực phẩm có hàm lượng protein cao như cua, mực, tôm, thịt bò, thịt dê,…

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi “trào ngược dạ dày có được uống trà không?”. Lựa chọn đúng loại trà, người bệnh hoàn toàn có thể dùng hằng ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện triệu chứng của bệnh tiêu hóa này. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần đảm bảo uống trà đúng cách, tuân thủ nghiêm túc theo các nguyên tắc được chuyên gia chia sẻ.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...