Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Ngũ Cốc Không? 8 Loại Ngon

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Ngũ cốc là một trong những thực phẩm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên những người đang bị trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể, giúp người bệnh chủ động xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Bị bệnh trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc không?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp để bổ sung vào thực đơn hằng ngày vô cùng quan trọng nhằm tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý, đặc biệt các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vậy người bị bệnh trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc không?

Trước câu hỏi trên, chuyên gia Tiêu hóa Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn uống được ngũ cốc. Đặc biệt, khi uống đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và thúc đẩy bệnh nhanh khỏi hơn. Cụ thể như sau:

  • Trung hòa acid dư thừa: Hàm lượng lớn chất xơ và tinh bột trong ngũ cốc có tác dụng thấm hút acid dư thừa, cân bằng nồng độ acid dịch vị dạ dày. Từ đó giảm bớt tần suất xuất hiện các cơn trào ngược dạ dày.
  • Tạo màng bảo vệ niêm mạc: Các loại vitamin, khoáng chất trong ngũ cốc giúp tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công từ acid dịch vị, từ đó giảm nhẹ triệu chứng trào ngược như đau bụng, khó tiêu, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng,…
  • Cải thiện quá trình tiêu hóa: Trong ngũ cốc chứa lượng lớn chất xơ, lại chứa rất ít chất béo giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày, cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi.
  • Tăng tốc độ phục hồi: Với nguồn dưỡng chất lớn, đặc biệt là vitamin B – thành phần có tác dụng cải thiện ăn uống kém. Điều này giúp cung cấp đầy đủ hoạt chất tốt giúp niêm mạc nhanh được phục hồi và ngăn ngừa tái phát trào ngược dạ dày.

Với những cơ chế trên, ngũ cốc được khuyến nghị sử dụng hằng ngày cho người bị trào ngược dạ dày để bổ sung dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ cải thiện bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý tiêu thụ đúng cách, không thay thế hoàn toàn các bữa chính.

Người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn uống được ngũ cốc
Người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn uống được ngũ cốc

8 loại ngũ cốc tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày

Dưới đây là 8 loại ngũ cốc chuyên gia tiêu hóa đánh giá tốt cho sức khỏe và khuyến khích người bị trào ngược dạ dày bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Ngũ cốc gạo tẻ

Ngũ cốc gạo tẻ có hàm lượng tinh bột cao, giúp xây dựng lớp màng vững chắc bảo vệ niêm mạc dạ dày trước những đợt tấn công của acid dịch vị. Sử dụng ngũ cốc gạo tẻ đúng cách sẽ bổ sung cho cơ thể lượng lớn vitamin B, protein cùng vi chất tốt cho sức khỏe tổng thể.

Ngũ cốc gạo nếp

Bị bệnh trào ngược dạ dày nên uống ngũ cốc từ gạo nếp để trung hòa acid dịch vị, giảm triệu chứng trào ngược hiệu quả. Bên cạnh đó, loại ngũ cốc này cũng cung cấp hàm lượng lớn sắt, vitamin B1, vitamin B2 nâng cao đề kháng cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Ngũ cốc yến mạch

Chuyên gia cho biết, ngũ cốc yến mạch rất giàu dinh dưỡng nhưng chất xơ, sắt, magie, vitamin B,… các chất này có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược như đầy bụng, ợ nóng, ợ chua,… rất hiệu quả.

Ngoài ra, sử dụng ngũ cốc yến mạch đúng cách cũng giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón rất tốt.

Ngũ cốc yến mạch hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược
Ngũ cốc yến mạch hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược

Ngũ cốc lúa mạch nguyên cám

Sở hữu nguồn dưỡng chất thiết yếu như tinh bột, chất xơ, protein, khoáng chất và vitamin, ngũ cốc lúa mạch nguyên cám được khuyến khích bổ sung hằng ngày cho người bị bệnh tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…

Lúa mạch nguyên cám sẽ giúp hấp thụ axit dư thừa, từ đó cân bằng độ pH và ổn định môi trường dạ dày. Sau 1 thời gian sử dụng, các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, ợ nóng, ợ hơi sẽ được cải thiện rõ rệt.

Ngũ cốc từ đậu

Bị bệnh trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc từ đậu không? Chuyên gia khẳng định Có. Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu xanh,… rất giàu chất xơ, tinh bột, khoáng chất, vitamin. Khi dùng ngũ cốc từ đậu không chỉ cải thiện triệu chứng trào ngược mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể cho người dùng.

Ngũ cốc cao lương

Cao lương là ngũ cốc được dùng phổ biến trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của người dân châu Phi. Loại ngũ cốc này chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B6, magie, kali, photpho,… thúc đẩy sức khỏe đường ruột, cải thiện bệnh trào ngược dạ dày.

Đặc biệt, ngũ cốc cao lương không chứa gluten nên phù hợp cho những người bệnh trào ngược dạ dày kèm bệnh khác như bệnh Celiac, ADHD, chứng tự kỷ.

Ngũ cốc gạo lứt

Ngũ cốc gạo lứt được giữ lại các thành phần bổ dưỡng trong quá trình xay xát như cám, mầm và nội nhũ. Chuyên gia cho biết, lớp cám mỏng bên ngoài gạo lứt có tác dụng tạo lớp mảng bảo vệ niêm mạc, ngăn không để acid tấn công thành dạ dày gây trào ngược.

Đặc biệt, hàm lượng lớn chất xơ cùng, vitamin B1, vitamin B3, vitamin B6, vitamin E và khoáng chất như magie, canxi, selen, sắt, mangan, kẽm, kali,… trong gạo lứt sẽ giúp ổn định hệ tiêu hóa, thúc đẩy tốc độ dạ dày hồi phục.

Ngũ cốc gạo lứt giúp ổn định hệ tiêu hóa
Ngũ cốc gạo lứt giúp ổn định hệ tiêu hóa

Ngũ cốc hạt mè (hạt vừng)

Người bị trào ngược dạ dày có thể bổ sung ngũ cốc hạt mè vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Bởi hạt vừng có chứa nhiều tinh bột và vitamin E, vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược, vừa giúp chữa lành các thương tổn trong niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, hàm lượng lipid trong hạt vừng cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch người dùng.

Hướng dẫn cách uống ngũ cốc cho người bệnh trào ngược

Ngoài giải đáp câu hỏi trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc không, chuyên gia cũng hướng dẫn cách uống tốt nhất cho người bệnh.

  • Kết hợp uống ngũ cốc cùng sữa chua hoặc sữa tươi để tăng hiệu quả cải thiện bệnh trào ngược dạ dày. Ngoài ra, người bệnh có thể tìm hiểu thêm trào ngược dạ dày nên ăn gì để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.
  • Nước pha ngũ cốc có nhiệt độ từ 40 – 50 độ C, tránh dùng nước quá nóng hay quá lạnh sẽ gây vón cục, hao hụt dinh dưỡng và giảm hương vị.
  • Mỗi ngày người bệnh chỉ uống từ 2 – 3 ly ngũ cốc để đảm bảo ổn định cho hệ tiêu hóa, không gây dư thừa dưỡng chất.
  • Thời điểm uống ngũ cốc được khuyến nghị là buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ từ 1 – 2 tiếng.
  • Ngũ cốc chỉ là món phụ hỗ trợ cải thiện trào ngược, người bệnh tuyệt đối không thay thế bữa chính vì sẽ không cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Khi dùng ngũ cốc, người bệnh vẫn cần nuốt chậm, nhai kỹ để tránh gây áp lực cho dạ dày, khiến tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn.
  • Nếu cơ thể có những phản ứng bất thường sau khi uống ngũ cốc như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn,… bạn cần đến cơ sở y tế để được xử lý an toàn.

Thông qua bài viết, chắc chắn bạn đọc đã tìm được giải đáp cho câu hỏi trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc không. Chuyên gia khẳng định người bệnh hoàn toàn ăn được ngũ cốc, nhưng cần đảm bảo ăn đúng loại, đúng cách và đúng liều lượng được khuyến nghị.

Xem Thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...