Trào Ngược Dạ Dày Có Uống Nước Dừa Được Không? Uống Thế Nào?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Với thành phần nhiều dưỡng chất như vitamin, khoáng chất và điện giải, quả dừa mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với đối tượng cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng khắt khe, người bệnh trào ngược dạ dày có uống nước dừa được không? Dưới đây, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ phân tích chi tiết giúp độc giả giải đáp câu hỏi này, đồng thời hướng dẫn những cách uống nước dừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Giải đáp trào ngược dạ dày có uống nước dừa được không?
Nước dừa là thức uống bổ dưỡng, thanh mát quen thuộc được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người bệnh băn khoăn “Bị trào ngược dạ dày uống nước dừa được không?”.
Giải đáp cho vấn đề này, chuyên gia Tiêu hóa tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khẳng định người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn UỐNG ĐƯỢC nước dừa. Đặc biệt, trong thành phần nước dừa có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.
Chuyên gia phân tích kỹ hơn về các tác dụng của nước dừa đối với người bệnh trào ngược dạ dày như sau:
- Tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các loại enzyme tự nhiên trong nước dừa như peroxidase, dehydrogenase, catalase,… có tác dụng kích thích trao đổi chất tại đường ruột, giúp thúc đẩy sản xuất lượng lớn chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của acid dịch vị.
- Trung hòa acid dạ dày: Chuyên gia cho biết, nước dừa có tính kiềm cao giúp trung hòa dịch vị acid dạ dày. Từ đó ngăn ngừa sản xuất acid dư thừa và giảm tần suất trào ngược thực quản, giúp thuyên giảm triệu chứng như trào ngược dạ dày có đau bụng, khó tiêu, ợ chua trào ngược dạ dày, ợ hơi,…
- Tăng tốc độ phục hồi vết thương: Trong thành phần nước dừa có chứa hàm lượng lớn acid lauric. Khi được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành hoạt chất monolaurin có tác dụng giảm viêm loét, đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết thương. Bên cạnh đó, monolaurin cũng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho dạ dày.
- Tăng đề kháng cho hệ tiêu hóa: Nhờ thành phần sở hữu hàm lượng lớn hoạt chất tốt như canxi, photpho, kali, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5… uống nước dừa đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Điều hòa hoạt động của dạ dày: Nước dừa chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Nhờ đó, ổn định chức năng các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả cơ quan tiêu hóa như dạ dày.
- Hạn chế cơn đói: Trong thành phần nước dừa có chứa chất béo tốt, khi uống sẽ giúp hạn chế các cơn đói bụng. Điều này động nghĩa cơ thể giảm lượng thức ăn nạp vào, giúp dạ dày được nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá mức.
Với những tác dụng trên, chuyên gia Tiêu hóa một lần nữa khẳng định người bị trào ngược dạ dày có nên uống nước dừa để cải thiện triệu chứng bệnh, đồng thời thúc đẩy phục hồi chức năng hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.
3 cách uống nước dừa tốt cho người trào ngược dạ dày
Ngoài lời giải đáp cho câu hỏi “trào ngược dạ dày có uống được nước dừa không?”, chuyên gia cũng đưa ra hướng dẫn về 3 cách uống nước dừa giúp mang lại lợi ích tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày.
Uống nước dừa tươi
Đây là cách đơn giản, dễ thực hiện nhất nên được rất nhiều người lựa chọn. Uống đều đặn mỗi ngày 1 cốc nước dừa tươi, các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, nóng rát họng sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, trung bình một cốc nước dừa sẽ cung cấp khoảng 70 Kcal – mức năng lượng phù hợp bổ sung cho người bị trào ngược dạ dày.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả dừa tươi, chặt phần đầu và rót nước ra cốc rồi uống.
- Nên uống nước dừa tươi ở nhiệt độ bình thường, tránh uống nước dừa lạnh không tốt cho hệ tiêu hóa.
Kết hợp nước dừa cùng nghệ
Chuyên gia cho biết, hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có tác dụng ức chế vi khuẩn, làm dịu các cơn đau do trào ngược dạ dày gây ra. Bên cạnh đó, nghệ cũng giúp thúc đẩy vết thương tổn trên niêm mạc dạ dày mau lành hơn. Do đó, khi kết hợp nước dừa cùng nghệ vàng sẽ giúp tăng hiệu quả cải thiện bệnh trào ngược dạ dày lên nhiều lần.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả dừa tươi và 1 củ nghệ già.
- Dừa đem chặt vát để lộ cùi trắng, sau đó đục 1 lỗ nhỏ rồi đem đi đun nóng.
- Đun trên lửa nhỏ liu riu trong 30 phút thì đổ phần nước dừa ra cốc.
- Nghệ tươi đem rửa sạch, cạo vỏ, xay để lọc lấy nước. Cho nước cốt nghệ trộn với nước dừa.
- Chia hỗn hợp nước dừa nghệ thành 3 phần, sau đó uống trước các bữa chính khoảng 30 phút.
Uống nước dừa cùng trà xanh
Phân tích thành phần trà xanh, chuyên gia phát hiện trong loại lá này chứa hàm lượng lớn EGCG có khả năng chống viêm hiệu quả. Đặc biệt, hợp chất catechin trong lá trà xanh còn làm dịu các cơn đau dạ dày, giảm sự sinh sôi của vi khuẩn HP. Nhờ đó, người bệnh khi uống hỗn hợp nước dừa kết hợp trà xanh sẽ giảm hiện tượng đầy hơi, đau bụng, chướng bụng trào ngược dạ dày.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả dừa, 1 nắm lá trà xanh và 500ml nước lọc.
- Rửa sạch lá trà, hãm với 500ml trong 30 phút rồi lọc lấy nước.
- Đổ nước dừa vào lượng nước chè vừa hãm, sau đó khuấy đều, chia hỗn hợp này thành 3 phần bằng nhau rồi uống sau các bữa chính.
- Mỗi ngày nên uống 1 cốc nước nước dừa trà xanh để tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa được cải thiện.
Nước dừa hạt chia giảm chứng trào ngược dạ dày
Một trong những phương pháp uống nước dừa tốt cho quá trình điều trị trào ngược dạ dày là kết hợp hạt chia. Lý do bởi hạt chia có chứa hàm lượng lớn vitamin, chất xơ, khoáng chất, giúp trung hòa acid dịch vị và dịu các thương tổn tại niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, sau quá trình sử dụng nước dừa hạt chia, các triệu chứng như nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi trào ngược dạ dày,… sẽ được cải thiện rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả dừa tươi và 1 thìa hạt chia.
- Cắt vát đầu quả dừa rồi đổ nước ra cốc, cho hạt chia vào khuấy đều rồi chờ trong 15 – 20 phút để hạt chia nở hoàn toàn thì dùng được.
Chuyên gia khuyến nghị nên uống nước hạt chia nước dừa trước bữa ăn để tạo cảm giác no, đồng thời giảm bớt lượng acid dư thừa trong dạ dày. Thông thường, sau khoảng 5 – 7 ngày uống nước dừa hạt chia, triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ thuyên giảm.
Cải thiện trào ngược dạ dày bằng sinh tố dừa
Ngoài các phương pháp trên, người bệnh trào ngược dạ dày có thể tham khảo món sinh tố dừa để bổ sung trong danh sách thực đơn thức uống hằng ngày. Công thức sinh tố dừa được kết hợp cùng nhiều loại trái cây khác nhau, giúp tăng cường vitamin, khoáng chất và chất xơ. Không chỉ giúp giảm tiết dịch acid, sinh tố dừa cũng giúp tăng cường đề kháng cho cho người dùng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 1 quả dừa non, 1 quả chuối, ½ quả bơ, 1 quả táo, ½ quả đu đủ, 3 thìa mật ong, 1 hũ sữa chua, 2 – 3 lát gừng tươi.
- Chặt dừa để lấy nước, sau đó nạo lấy phần cùi non bên trong. Các loại trái cây còn lại đem rửa sạch, sơ chế bỏ vỏ và cắt thành miếng nhỏ.
- Cho dừa và trái cây đã sơ chế vào máy xay, thêm gừng tươi, nước dừa, mật ong và sữa chua vào, sau đó xay nhuyễn thành hỗn hợp dạng sệt.
- Cho hỗn hợp sinh tố dừa trái cây ra cốc và uống ngay sau đó. Người bị trào ngược dạ dày không nên uống sinh tố lạnh để tránh gây kích ứng dạ dày, khiến triệu chứng bệnh bị kích phát nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, không để sinh tố ngoài không khí quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thức uống.
Cần lưu ý, khi làm sinh tố dừa để cải thiện trào ngược dạ dày, bạn không nên sử dụng các loại trái cây có tính acid cao như cam, chanh, quất, cà chua.
Lưu ý khi uống nước dừa cho người trào ngược
Người bệnh trào ngược dạ dày uống nước dừa cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo hiệu quả cải thiện tình trạng hệ tiêu hóa và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.
- Đối tượng không nên uống nước dừa: Một số đối tượng dưới đây được khuyến cáo không uống nước dừa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng thai kỳ đầu, người bị huyết áp thấp, người bị nhức xương và phong tê thấp, người đang bị lạnh bụng tiêu chảy.
- Không uống quá nhiều: Chuyên gia cho biết, chỉ nên uống nước dừa với mức độ 1 quả/ngày. Việc làm dụng quá nhiều sẽ gây nhũn cơ, tụt huyết áp, đau nhức cơ thể, tiêu chảy.
- Uống ngay khi mới bổ ra: Nên uống nước dừa mới được bổ, không uống nước dừa đã được rót ra trong thời gian dài. Bởi nước dừa tiếp xúc với môi trường không khí lâu khi uống sẽ gây chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, trào ngược dạ dày gây tiêu chảy.
- Thời điểm uống nước dừa: Nước dừa được khuyến nghị uống vào buổi sáng và buổi trưa. Người bệnh trào ngược dạ dày không nên uống nước dừa buổi tối bởi lúc này cơ thể ít vận động, dễ gây thừa năng lượng gây khó tiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống nước dừa ngay sau khi vừa đi ngoài nắng về. Điều này dễ gây lạnh bụng, ớn lạnh hoặc thậm chí sốt.
- Không uống nước dừa sau khi vận động mạnh: Chuyên gia cho biết, uống nước dừa ngay sau khi vận động mạnh như chơi thể thao hoặc làm các công việc chân tay mất sức khiến cơ thể thêm mệt, chóng mặt, người bủn rủn, đôi khi có cảm giác như say.
- Nên mua quả dừa còn nguyên vỏ: Hiện nay có nhiều nơi bán dừa bỏ vỏ mà hình thức vẫn giữ được nguyên độ trắng thì thường đã bị ngâm qua hóa chất. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mua những quả dừa còn nguyên vỏ xanh, được chặt ngay tại chỗ để đảm bảo chất lượng.
- Kết hợp chế độ ăn lành mạnh: Ngoài dùng nước dừa đúng cách, để bệnh trào ngược nhanh khỏi, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và loại bỏ ngay những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như đồ qua cay, đồ quá chua, nhiều gia vị hoặc nhiều chất béo.
Thông qua bài viết, chắc chắn bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Trào ngược dạ dày có uống nước dừa được không?”. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và sinh hoạt khoa học để kết quả lành bệnh đạt mức tốt nhất.
Xem Thêm:
- Bệnh Nhân Trào Ngược Dạ Dày Uống Nước Cam Được Không?
- Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Được Uống Nước Mía Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!