Trào Ngược Dạ Dày Gây Khó Thở Khi Ngủ Và Cách Khắc Phục
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hiện nay, theo số liệu thống kê, số lượng người bệnh bị mắc chứng trào ngược dạ dày ngày càng gia tăng. Nguy hiểm nhất phải kể tới triệu chứng trào ngược dạ dày gây khó thở khi ngủ cùng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tình trạng này không chỉ gây nên cảm giác khó chịu trong việc sinh hoạt, mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng của bệnh đang có nguy cơ chuyển biến xấu. Vậy nguyên nhân là do đâu và có những cách khắc phục là hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Trào ngược dạ dày gây khó thở khi ngủ và cơ chế hình thành
Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hoá rất hay gặp đối với cuộc sống hiện nay. Khi lượng acid trong dạ dày sản sinh ra quá nhiều dẫn đến tình trạng trào ngược lên thực quản, hiện tượng này được gọi là trào ngược dạ dày. Vậy khó thở với người bị trào ngược dạ dày xuất phát từ đâu?
Trào ngược dạ dày gây khó thở khi bị ngủ là gì?
Khi gặp tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ, có rất nhiều người cho rằng nguyên nhân xuất phát của tình trạng này là do các vấn đề liên quan đến hô hấp hoặc tim mạch mà không phải xuất phát từ dạ dày. Tuy nhiên, đối với những người gặp vấn đề về dạ dày, tình trạng khó thở là một trong những dấu hiệu cho biết bệnh đang chuyển biến trầm trọng hơn với lượng acid sản sinh trong cơ thể quá nhiều. Ngoài ra, có rất nhiều người sẽ bị mất ngủ vì trào ngược dạ dày, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt vào hôm sau.
Hiện tượng này xảy ra là do acid khi trào lên thực quản sẽ gây ra những tác động đến đường thở. Theo số liệu thống kê, có khoảng 45% số bệnh nhân trào ngược dạ dày có biểu hiện khó thở gây nguy hiểm.
Cơ chế hình thành
Dạ dày vẫn luôn tiết ra lượng acid vừa đủ để tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn đối với một cơ thể bình thường. Trong trường hợp lượng acid trong dạ dày dư thừa, cơ thể sẽ sản sinh ra bazơ để trung hoà. Nếu số lượng quá lớn cũng như lượng bazơ không đủ để đáp ứng, sẽ khó có thể tránh khỏi hiện tượng trào ngược lên thực quản.
- Khi lượng thức ăn vừa nạp bị đẩy ngược lên vòm họng, rất có thể sẽ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, đường thở bị bít tắc. Lúc này, người bệnh sẽ bị khó thở, lồng ngực đau tức, khó chịu.
- Lượng acid được đẩy lên sẽ liên tục kích thích niêm mạc thực quản, khí quản khiến quá trình hô hấp của người bệnh trở nên khó khăn hơn.
- Nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ càng diễn ra nghiêm trọng. Acid từ dạ dày rất có thể sẽ tràn vào phổi, làm tăng khả năng bị phù nề niêm mạc đường hô hấp.
- Viêm phổi sặc là một trong những tình trạng có thể xảy ra khi dịch vị dạ dày tràn vào trong phổi, tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với những người lớn tuổi, trẻ em hoặc người bị liệt nằm tại chỗ.
- Viêm thực quản là tình trạng mà bạn có thể gặp phải khi Acid dạ dày tăng cao, gây kích thích các cơ lồng ngực, dẫn đến hiện tượng co rút và chèn ép đường thở.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày khi ngủ là gì?
Có rất nhiều người bệnh gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày gây mất ngủ, khó thở và nhất là vào ban đêm khi đang chìm trong giấc ngủ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này vô cùng đa dạng, dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp nhất.
Tư thế ngủ sai
Khi đang ngủ bị trào ngược dạ dày, phần trăm cao là bạn đã ngủ sai tư thế, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày. Tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày đóng vai trò quan trọng, nếu dạ dày sẽ không được nghỉ ngơi khi tư thế nằm ngủ của bạn không đúng, lượng acid trong dạ dày có thể tăng cao, chênh lên ở 1 phần rồi tràn ngược lên phía trên thực quản.
Đối với những người có cấu tạo hệ bài tiết dịch nhiều sẽ càng nghiêm trọng hơn khi chỉ cần nằm xuống là đã xuất hiện tình trạng trào ngược. Tùy theo cơ địa của mỗi người sẽ có những hiện tượng khác nhau. Vậy nên, bạn hãy tìm hiểu tham khảo chi tiết hơn về trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào, để hạn chế được tình trạng này có thể xảy ra.
Thói quen ăn khuya gây trào ngược dạ dày khi ngủ
Theo các chuyên gia, sau khoảng 8 giờ tối, bạn không nên ăn thêm bất kỳ thứ gì vì đây là thời gian tiêu hóa hết lượng thức ăn, giúp cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ. Nếu có thói quen ăn đêm, dạ dày sẽ không được nghỉ ngơi, gây nên nhiều tác hại.
Việc ăn vào ban đêm khiến cho dạ dày phải chịu một áp lực tiêu hóa vô cùng lớn. Dạ dày sẽ phải hoạt động liên tục, tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn mà không được nghỉ ngơi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc bị trào ngược dạ dày gây khó ngủ và nghiêm trọng hơn là khó thở.
Trào ngược dạ dày khi ngủ do một số nguyên nhân khác
Ngoài hai nguyên nhân đã được liệt kê ở phía trên, tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở khi ngủ còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như:
- Thần kinh căng thẳng và stress kéo dài: Nếu bạn đang trong tình trạng căng thẳng và stress liên tục, có thể gây ra rối loạn hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả việc kích thích bệnh trào ngược dạ dày, đặc biệt là vào ban đêm.
- Sử dụng đồ uống có gas thường xuyên: Đồ uống có gas như nước ngọt có thể tăng áp lực trong dạ dày, dẫn đến khả năng trào ngược acid dạ dày vào thực quản.
- Tiêu thụ quá nhiều đồ chua: Đồ chua có thể kích thích dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày vào thực quản.
- Ảnh hưởng của quá trình mang thai và một số bệnh lý thực quản: Sự thay đổi hormon và áp lực từ tử cung lớn có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, một số bệnh lý thực quản như bệnh thực quản hiatal hernia cũng có thể gây ra triệu chứng này.
Khó thở khi bị trào ngược dạ dày nói lên điều gì?
Có rất nhiều người cho rằng tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày chỉ là một dấu hiệu thông thường, sẽ hết nhanh chóng. Tuy nhiên, đây lại là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời, có thể gây nên các biến chứng như:
Viêm – Loét thực quản
Nếu tình trạng trào ngược dạ dày nên thực quản không được khắc phục sớm rất có thể sẽ gây ra phản ứng kích thích đến niêm mạc và hiện tượng bào mòn. Lúc này, các tác nhân gây hại có thể dễ dàng xâm nhập, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, lâu dần gây loét, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh. Nếu tình trạng này không được khắc phục sớm, việc điều trị về sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Người bệnh sẽ phải chịu đau nhức kéo dài. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe, thăm khám bác sĩ thường xuyên là một điều vô cùng quan trọng.
Hẹp thực quản
Một khi acid trong thực quản còn tồn tại, khi kích thích sẽ tác động liên tục gây ra những tổn thương vĩnh viễn. Tại các khu vực tổn thương sẽ bắt đầu hình thành sẹo khiến cho ống thực quản bị thu hẹp và cản trở quá trình hô hấp. Khi đó, tình trạng khó thở có thể xuất hiện nhiều hơn kể cả khi người bệnh đã điều trị khỏi chứng trào ngược dạ dày.
Sẹo bên trong thực quản không những gây khó thở mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới vòng họng, bạn sẽ cảm thấy nghẹn, rát, khó nuốt khi ăn uống. Để khắc phục, bạn nên đến các phòng khám để được các bác sĩ chuyên gia tư vấn và điều trị.
Barrett thực quản
Khó thở hay trào ngược dạ dày mất ngủ có thể là dấu hiệu của một biến chứng nghiêm trọng gọi là barrett thực quản. Tình trạng này có thể nhận biết qua màu sắc của niêm mạc thực quản, nếu biến đổi một cách bất thường là do acid liên tục trào lên thực quản và kích thích trong thời gian dài.
Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ cao hơn gấp 30-125 lần so với người bình thường để phát triển ung thực thực quản. Vì vậy, việc xuất hiện khó thở khi bị trào ngược dạ dày không thể coi thường.
Ung thư thực quản
Một trong những biến chứng của trào ngược dạ dày là ung thư thực quản, đặc biệt khi xuất hiện triệu chứng khó thở. Tình trạng này không xảy ra phổ biến nhưng nếu việc khó thở diễn ra trong thời gian dài sẽ rất dễ gặp phải biến chứng này. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Ngoài ra, khó thở do trào ngược dạ dày cũng có thể là dấu hiệu cho những bệnh ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm thanh – phế quản và nhiều bệnh khác.
Dù là một tình trạng nghiêm trọng cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị phù hợp, tình trạng này vẫn có thể được loại bỏ. Vì vậy, nếu quan sát có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến ngay cửa sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Đọc Thêm: 7 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Nên Áp Dụng
Trào ngược dạ dày gây khó thở khắc phục thế nào?
Tình trạng trào ngược dạ dày có thể được cải thiện nếu bạn áp dụng theo các hướng dẫn bên dưới đây.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Dưới đây là những lưu ý cũng như cách xây dựng lối sống lành mạnh dành cho người bệnh bị trào ngược dạ dày:
- Ăn uống điều độ và đúng giờ: Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Hãy ăn đủ bữa và đảm bảo thời gian giữa các bữa ăn không quá dài.
- Chọn thực phẩm phù hợp: Ưu tiên sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày. Cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng dạ dày uy tín nếu cần thiết.
- Tránh rượu bia và thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá không tốt cho sức khỏe và đặc biệt là đối với người bệnh bị dạ dày. Hãy hạn chế tuyệt đối để hỗ trợ trong quá trình điều trị và có cơ thể khỏe mạnh.
- Kiểm soát cân nặng: Nếu bạn đang ở ngưỡng thừa cân, hãy áp dụng các biện pháp để kiểm soát cân nặng về mức phù hợp.
- Ngủ với gối cao dốc: Kê gối cao dốc khoảng 15 – 17 độ khi ngủ có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Mặc quần áo thoải mái: Chọn quần áo rộng rãi và thoải mái để tránh áp lực lên vùng ngực và bụng sẽ gây áp lực lớn lên dạ dày.
Thuốc chữa trào ngược dạ dày gây khó thở
Việc điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở cần được tuân thủ dưới giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Khi đi khám dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và kê đơn thuốc trào ngược dạ dày phù hợp với tình trạng của bạn. Các nhóm thuốc thông thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày bao gồm:
- Nhóm thuốc kiểm soát tiết và trung hòa acid dạ dày: Bao gồm các thuốc như Cimetidin, famotidin, lansoprazole, omeprazol… Nhóm thuốc này giúp kiểm soát tiết acid dạ dày và trung hòa acid, giảm thiểu triệu chứng của trào ngược.
- Nhóm thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới: Bao gồm Metoclopramide, domperidone… có công dụng tăng cường hoạt động của cơ thắt thực quản dưới, giúp ngăn chặn việc trào ngược acid từ dạ dày vào thực quản.
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bao gồm Alginate, domitazol, misoprostol… Nhóm thuốc này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của acid và các tác nhân gây viêm.
Giảm trào ngược dạ dày gây khó thở bằng thảo dược
Việc sử dụng các loại thảo dược có thể là một phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày gây khó thở. Dưới đây là một số loại thảo dược mang lại hiệu quả điều trị tốt:
- Thảo dược giảm căng thẳng và tốt cho thần kinh: Các thảo dược như cam thảo, cúc la mã, thương truật có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng thần kinh, từ đó có thể cải thiện được triệu chứng trào ngược dạ dày khó ngủ.
- Thảo dược kiểm soát tiết acid dạ dày: Trào ngược dạ dày không ngủ được có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như chữa trào ngược dạ dày bằng gừng, ngô thù du, hậu phác, bán hạ bắc là những loại thảo dược có khả năng kiểm soát tiết acid dạ dày, giúp giảm triệu chứng của bệnh.
- Thảo dược giúp lành vết viêm và loét: Cam thảo, hoàng liên, hậu phác, nanocurcumin là những loại thảo dược có tác dụng giúp lành vết viêm và loét, giảm viêm nhiễm trong dạ dày và thực quản.
Bài viết trên đây đã giúp người bệnh làm bắt cụ thể về tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở khi ngủ. Đây là một tình trạng nguy hiểm mà người bệnh cần hết sức lưu ý khi gặp phải, cần đi khám kịp thời để bác sĩ thăm khám có hướng điều trị phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!