Trào Ngược Dạ Dày Không Nên Ăn Rau Gì Và Nên Ăn Rau Gì?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo người bệnh bị trào ngược dạ dày nên ăn nhiều rau xanh. Thế nhưng không phải loại rau củ nào bạn cũng có thể sử dụng. Nếu lựa chọn sai thực phẩm có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy người bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì và nên ăn rau gì? Cùng chuyên trang Viện Y Dược Dân Tộc tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc này.
Người bệnh bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì?
Khi bị trào ngược dạ dày, việc xác định trào ngược dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp lựa chọn thực phẩm phù hợp, từ đó giảm triệu chứng của bệnh và hạn chế việc kích thích dạ dày. Vậy bệnh nhân bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì? Dưới đây là một số loại rau bạn nên tránh sử dụng:
Rau húng
Trong thành phần của rau húng có chứa nhiều tinh dầu cay, hoạt chất cineole và thymol. Những chất này có tác dụng kích thích dạ dày, tăng cường triệu chứng của bệnh trào ngược. Ngoài ra, rau húng làm lỏng các cơ khí ở thực quản, khiến nồng độ axit trong dạ dày ngày càng gia tăng. Vì vậy người bệnh bị trào ngược dạ dày nên tránh sử dụng rau húng quế.
Rau bạc hà
Mặc dù rau bạc hà có tác dụng làm dịu cổ họng, giúp tinh thần được thoải mái nhưng nó lại làm tăng các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, người bệnh nên hạn chế dùng bạc hà để bệnh nhanh chóng được chữa lành.
Hành tây
Hành tây có thể gây kích thích dạ dày và làm tăng tiết axit dịch vị. Từ đó khiến cho các triệu chứng của bệnh như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi,… ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh nên hạn chế sử dụng hành tây, đặc biệt là hành tây còn sống.
Rau sống
Rất nhiều người thắc mắc không biết bị trào ngược dạ dày ăn rau sống được không? Các chuyên gia cho biết, những người đang gặp các vấn đề về dạ dày không nên ăn rau sống. Vì rau sống chứa nhiều vi khuẩn, dễ dàng xâm nhập vào dạ dày và khiến các vết loét ở niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn chỉ nên ăn các loại rau đã được nấu chín.
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Bên cạnh thắc mắc “trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì” thì câu hỏi “trào ngược dạ dày nên ăn rau gì” cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số loại rau củ rất tốt cho sức khỏe mà người bệnh nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn được biết với tên gọi là cải bó xôi hoặc rau bina. Loại rau này có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, canxi, sắt, folic,… có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chống viêm loét hiệu quả. Ngoài ra rau chân vịt còn ngăn ngừa quá trình stress oxy hóa và phòng ngừa bệnh ung thư. Người bệnh có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như salad rau chân vịt, món xào hoặc sinh tố,…
Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất xơ, vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin,… Những chất này có tác dụng ức chế quá trình tăng tiết axit dịch vị, làm ổn định hệ tiêu hóa, giảm kích thích đường ruột và hỗ trợ cải thiện tình trạng khó tiêu. Ngoài ra, rau cải xanh còn giúp thanh nhiệt, chống lão hóa, tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường gout,… Vì vậy bạn có thể bổ sung loại rau này vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Rau muống
Rau muống có chứa nhiều chất xơ, sắt, photpho, canxi, vitamin C, vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, caroten. Những dưỡng chất này có tác dụng cải thiện tiêu hóa, tốt cho người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, rau muống còn có tác dụng giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp người bệnh ăn uống tốt.
Rau mùi tây
Nếu bạn đang chưa biết bị trào ngược dạ dày ăn rau gì thì nên lựa chọn rau mùi tây. Đây là loại rau rất giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, B, C, canxi, sắt, kali,… Những chất này có khả năng làm giảm lượng axit dịch vị trong dạ dày, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng đồng thời giúp kháng viêm, giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, rau mùi tây còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch và tăng cảm giác ngon miệng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.
Lá mơ lông
Thành phần dinh dưỡng của lá mơ lông bao gồm tinh dầu, protein, vitamin C, carotene, giúp giảm triệu chứng sưng viêm tại niêm mạc và hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày. Người bệnh nên ăn kèm lá mơ với trứng, thịt bò, thịt trâu,…. Với khả năng sát trùng, giảm đau tự nhiên, loại thực phẩm này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày của bạn một cách đáng kể.
Rau bắp cải
Trong thành phần của rau bắp cải có chứa nhiều chất xơ, vitamin C, K, B6, folate, thiamin, canxi, sắt, magie, kali… Những dưỡng chất này tham gia vào quá trình chữa lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày, đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Cần lưu ý, hàm lượng vitamin U có trong rau bắp cải dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó bạn nên chế biến bắp cải dưới dạng luộc hoặc ép lấy nước uống sẽ tốt hơn.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như protein, thiamin, riboflavin, vitamin A, C, K, vitamin B6, folate… Những chất này có lợi cho sức khỏe của người đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt, hoạt chất sulforaphane còn giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Sử dụng súp lơ xanh thường xuyên còn giúp giảm táo bón, chống oxy hóa và phòng ngừa các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,…
Rau thì là
Rau thì là rất phổ biến ở Việt Nam nhưng ít ai biết rằng nó cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Rau thì là chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, chất chống oxy hóa flavonoid, có tác dụng giảm viêm, xoa dịu những cơn co thắt trong dạ dày, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, loại rau này còn giúp cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp, đau sưng khớp, cảm lạnh, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Rau tía tô
Lá tía tô có chứa tinh dầu terillaldehyd, limonen, dihydrocumin, các chất chống oxy hóa, chống viêm và chống dị ứng. Những chất này có tác dụng chữa lành vết loét, làm liền sẹo và hạn chế tăng tiết axit dịch vị dạ dày. Sử dụng lá tía tô đúng cách sẽ giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh có thể bổ sung lá tía tô vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc đun nước lá tía tô để uống cũng sẽ mang đến tác dụng tương tự.
Rau lang
Trào ngược dạ dày nên rau lang bởi loại rau này chứa nhiều chất xơ, vitamin và hợp chất beta cryptoxanthin. Những chất này có tác dụng làm giảm tình trạng sưng viêm tại dạ dày, tạo điều kiện cho các ổ viêm loét nhanh phục hồi. Người bệnh nên chế biến rau lang thành những món ăn đơn giản như rau lang luộc, rau lang xào tỏi, canh rau lang với tôm…
Rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau dễ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, trong rau mồng tơi còn chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin A, C, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ chữa lành vết thương niêm mạc và giúp giảm các cơn đau dạ dày. Người bệnh có thể chế biến rau mồng tơi thành các món như luộc, nấu canh, xào,…
Rau cần tây
Trong thành phần của rau cần tây có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm: Vitamin A, C, K, canxi, magie, photpho,… Những hoạt chất này có tác dụng chữa lành vết loét, tăng cường dịch nhầy lên lớp lót của dạ dày. Từ đó làm giảm tác động của axit đối với dạ dày. Ngoài ra, rau cần tây còn có tác dụng tốt đối với người bị rối loạn mỡ máu, giúp giảm cân, làm đẹp da, cải thiện các vấn đề như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư.
Rau mương
Trong Đông y, rau mương có vị ngọt nhạt, tính mát, khi sử dụng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Dùng rau mương nấu canh ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, điều trị tình trạng viêm nhiễm, sình bụng, tiêu chảy.
Củ khoai tây, khoai lang
Khoai lang, khoai tây cũng là một loại rau củ phù hợp với những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Khoai lang có chứa nhiều chất xơ, vitamin B, C, beta-carotene, canxi, giúp giảm đau rát thượng vị, chống ợ hơi, buồn nôn, ngăn ngừa dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị.
Trong khi đó, khoai tây cũng có hàm lượng cao các chất vitamin A, B, C, canxi, photpho, sắt, kali, chất xơ, protein. Những chất này có tác dụng hấp thụ axit dư thừa trong dạ dày, chữa lành vết loét, kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung các loại rau củ này sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng các loại rau cho bệnh nhân bị trào ngược
Ngoài việc thắc mắc bị trào ngược dạ dày nên và không nên ăn rau gì, dưới đây là những lưu ý người bệnh cần nắm rõ trong quá trình lựa chọn và sử dụng các loại rau:
- Người bệnh nên lựa chọn nguồn rau sạch, không chứa hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.
- Nên rửa rau thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, giun sán và ký sinh trùng gây bệnh.
- Không ăn các loại rau đã bị thối, mốc, úng nước.
- Không nên tiêu thụ các loại rau lên men, có vị chua như: Dưa cải muối, dưa góp, kim chi, cà muối, su hào cà rốt muối,…
- Nên ưu tiên sử dụng rau luộc hoặc nấu canh thay vì xào với nhiều dầu mỡ.
- Không nên ăn nhiều rau vào buổi tối bởi vào buổi tối cơ thể hoạt động chậm lại, hệ tiêu hóa cũng làm việc kém hiệu quả hơn so với ban ngày. Ngoài ra ăn rau vào buổi tối còn tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, trào ngược axit.
- Những loại rau đã được nấu chín thì nên ăn hết, không được để lưu trữ sang bữa sau. Ngay cả khi bạn có bảo quản trong tủ lạnh thì nó cũng sẽ sản sinh ra nhiều độc tố hoặc bị vi khuẩn xâm nhập.
Như vậy bài viết trên đây đã cùng bạn đọc tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm dễ gây kích ứng dạ dày như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn hoặc các loại nước uống có gas để giảm triệu chứng và duy trì sức khỏe dạ dày.
Xem Thêm:
- Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Trái Cây Gì Và Không Nên Ăn Gì?
- Top 5 Loại Sữa Dành Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!