Huyệt Thiên Tông Nằm Ở Đâu? Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Thiên Tông được đánh giá là nơi hội tụ khí huyết, mang lại nhiều tác dụng tích cực trong cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý trên cơ thể, đặc biệt là bệnh đau nhức bả vai, cánh tay. Trong bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giúp bạn hiểu rõ hơn về huyệt vị này, từ vị trí, công dụng đến cách phối huyệt và lưu ý khi tác động khai thông.
Giới thiệu tổng quan về huyệt Thiên Tông
Mỗi huyệt đạo trên cơ thể đều có những đặc điểm riêng và huyệt Thiên Tông cũng vậy. Cụ thể, dưới đây là thông tin chi tiết về đặc điểm và vị trí huyệt đạo.
Đặc điểm của Thiên Tông huyệt
Huyệt Thiên Tông có xuất từ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 11 trong Tiểu Trường kinh. Theo Trung Y Cương Mục, tên gọi của huyệt đạo được phân tích như sau: “Thiên” có nghĩa là trời, chỉ phần trên cao, “Tông” là gốc, “Thiên Tông” ý chỉ nơi hội tụ khí huyết, nằm ngay tại vùng giáp ranh của gốc bả vai. Nhờ đó, huyệt có khả năng phát huy hiệu quả tác dụng giải trừ tà ở Thái Dương kinh, đồng thời tuyên thông khí trệ tại sườn ngực.
Xem thêm: Huyệt Thận Du Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Bấm Huyệt Hiệu Quả
Vị trí huyệt Thiên Tông
Thiên Tông huyệt có vị trí tại hố dưới vai, ngay tại chính giữa điểm dưới của bờ gai xương bả vai. Huyệt kết hợp với huyệt Nhu Du và huyệt Kiên Trinh tạo thành hình tam giác.
Vị trí huyệt đạo đóng vai trò rất quan trọng, quyết định lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Để xác định huyệt Thiên Tông rất đơn giản. Thông qua quan sát mắt thường có thể thấy huyệt nằm ngay dưới hố xương của 2 bả vai.
Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách xác định huyệt Thiên Tông chuẩn xác, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách khi muốn tìm vị trí của huyệt đạo.
- Cách 1: Vị trí của huyệt đạo chính là giao điểm giữa đường thẳng kéo ngang qua mỏm gai của đốt sống lưng số 4 với chỗ kéo đường dày nhất của gai sống vai.
- Cách 2: Xác định vị trí khung xương hình tam giác tại bả vai, sau đó gióng thẳng xuống dưới, điểm lõm nhất chính là huyệt vị cần tìm.
Giải phẫu huyệt Thiên Tông:
- Dưới huyệt đạo là cơ dưới vai và xương bả vai.
- Thần kinh vận động cơ chính là nhánh của dây trên vai.
- Da vùng huyệt đạo nhận chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh D2.
Huyệt Thiên Tông có tác dụng gì?
Theo ghi chép trong tài liệu Y học cổ truyền, huyệt Thiên Tông có tác dụng giải trừ tà ở Thái Dương kinh, đồng thời tuyên thông khí trệ tại sườn ngực, chủ trị chứng bệnh đau bả vai, cánh tay.
Khi tác động lên huyệt chuẩn xác có thể điều trị các chứng bệnh như tê mỏi vai gáy, đau cổ, đau bả vai, cánh tay tê bì đau nhức. Đặc biệt, đối với những đối tượng lao động nặng, đặc trưng công việc phải mang vác vật nặng thường xuyên hoặc duy trì 1 tư thế trong thời gian dài, người cao tuổi,… khiến xương khớp nhanh chóng yếu và thoái hóa. Lúc này, phương pháp châm cứu, bấm huyệt Thiên Tông giúp hỗ trợ giảm đau, thúc đẩy phục hồi cấu trúc hệ xương khớp và đẩy lùi nguy cơ thoái hóa hiệu quả.
Đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả, an toàn, phù hợp cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, người bệnh cần được điều trị tác động đúng kỹ thuật.
Cách châm cứu, bấm huyệt chuẩn Y học cổ truyền
Sau khi tìm hiểu tác dụng của huyệt Thiên Tông, không thể phủ nhận những lợi ích huyệt đạo có thể mang đến cho sức khỏe. Nhưng muốn đảm bảo kết quả điều trị bệnh ở mức tốt nhất, người bệnh cần được điều trị tác động đúng kỹ thuật.
Hướng dẫn tác động châm cứu, bấm huyệt khai thông trị bệnh
Đối với huyệt đạo Thiên Tông sẽ có 2 phương pháp tác động khai thông là châm cứu và bấm huyệt. Các kỹ thuật cụ thể như sau:
- Châm cứu Thiên Tông huyệt: Sau khi xác định chính xác vị trí huyệt đạo, thầy thuốc tiến hành châm kim lên huyệt vị theo chiều thẳng đứng hoặc xiên sang 4 phía. Độ sâu của kim châm từ 0.5 đến 1 thốn, cứu 3 đến 5 tráng, ôn cứu 5 đến 10 phút.
- Bấm huyệt: Xác định vị trí huyệt, sau đó day bấm huyệt với lực đạo vừa phải trong khoảng 1 – 2 phút. Sau đó nghỉ 30s rồi tiếp tục lặp lại thêm 2 – 3 lần nữa.
Tùy từng loại bệnh và khả năng tiếp nhận của cơ thể người bệnh, thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nhưng dù là phương pháp nào cũng cần áp dụng cách xác định vị trí huyệt Thiên Tông chuẩn xác và tuân thủ nguyên tắc đảm bảo vệ sinh sát trùng công cụ hỗ trợ thực hiện như kim châm cứu, bộ dụng cụ bấm huyệt,…
Ứng dụng huyệt Thiên Tông vào điều trị bệnh thực tế
Tác động huyệt Thiên Tông được ứng dụng trong thực tế như sau:
- Bấm huyệt trị đau khớp vai
Các cơn đau khớp vai âm ỉ, thường xuất hiện rõ rệt nhất vào ban đêm, cảm giác đau lan lên cổ và xuống cánh tay khiến người bệnh khó chịu, hạn chế các cử động như giơ tay lên cao, gia tay sang ngang,…
Để điều trị tình trạng này, tiến hành bấm kết hợp giữa Thiên Tông và huyệt Kiên Tỉnh. Ngoài ra có thể kết hợp day bấm huyệt Hợp Cốc và Khúc Trì để nhanh chóng thuyên giảm chứng bệnh trên.
- Bấm huyệt chữa đau mỏi cánh tay
Đau mỏi cánh tay kèm theo triệu chứng tê bì, đặc biệt sau khi bê vác nặng hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, người bệnh sử dụng phương pháp bấm huyệt đạo Thiên Tông để điều trị. Hiệu quả điều trị tăng cao hơn khi kết hợp cùng huyệt Phách Hộ và huyệt Khúc Viên.
- Châm cứu huyệt trị đau vai gáy do ứ trệ khí huyết
Với tình trạng đau vai gáy do ứ trệ khí huyết, người bệnh có thể áp dụng phương pháp châm cứu huyệt đạo Thiên Tống kết hợp với huyệt Phong Trì, Thiên Trụ, Kiên Tỉnh, Dương Trì và huyệt Dương Lăng Tuyền.
Phương pháp châm cứu này đòi hỏi kỹ thuật chuẩn xác, người bệnh cần đến phòng khám Đông y để được thầy thuốc tiến hành điều trị.
Cách phối huyệt trị bệnh hiệu quả, an toàn
Toàn bộ các huyệt đạo trên cơ thể đều có quan hệ mật thiết với nhau, khi được kết hợp chuẩn xác sẽ đem lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe. Dưới đây, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ chi tiết về cách phối huyệt Thiên Tông cùng một số huyệt đạo khác được ghi chép trong Y thư cổ truyền.
Theo Tư Sinh Kinh: Phối cùng huyệt Ngũ Lý giúp điều trị tay đau.
Theo Trung Quốc Châm Cứu Học:
- Phối cùng huyệt Kiên Liêu + huyệt Nhu Hội + huyệt Nhu Du có tác dụng điều trị vai sưng, đau thần kinh vai.
- Phối cùng huyệt Bỉnh Phong + huyệt Kiên Ngoại Du + huyệt Cao Hoang Du có tác dụng điều trị vai sưng đau.
Theo Châm Cứu Học Thượng Hải:
- Phối cùng huyệt Dương Lăng Tuyền + huyệt Kiên Ngung + huyệt Kiên Liêu + huyệt Kiên Tỉnh giúp điều trị bệnh viêm ở quanh khớp vai.
- Phối cùng huyệt Chiên Trung + huyệt Thiếu Trạch + huyệt Nhũ Căn có khả năng chữa trị bệnh tuyến vú viêm và thiếu sữa của phụ nữ sau sinh.
Trên đây là những ghi chép về phối huyệt Thiên Tông trị bệnh, nhưng trong thực tế tùy mức độ bệnh, thầy thuốc sẽ linh hoạt kết hợp hoặc loại bỏ huyệt đạo để tăng hiệu quả chữa trị bệnh.
Lưu ý khi tác động Thiên Tông huyệt chữa trị bệnh
Trong quá trình khai thông huyệt Thiên Tông trị bệnh, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền khuyến nghị người bệnh và người thực hiện khai thông cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
- Khi bấm huyệt, sử dụng lực đạo vừa phải, không quá nhẹ sẽ không khai thông được huyệt đạo, nhưng cũng không tác động quá mạnh sẽ làm đau huyệt Thiên Tông.
- Trước và sau khi châm cứu, bấm huyệt 3 ngày, người bệnh không sử dụng chất kích thích như bia, rượu và có chế độ nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng sẽ ảnh hưởng đến kết quả châm cứu.
- Khi vị trí huyệt đạo đang bị sưng viêm hoặc có vết thương hở, không nên tác động vào đó để tránh tình trạng viêm nhiễm xuất hiện. Chỉ châm cứu, bấm huyệt trên vùng da lành lặn.
- Việc châm cứu, bấm huyệt sai cách có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Do đó, người bệnh không nên thực hiện tại nhà mà cần đến phòng khám Đông y hoặc bệnh viện để được thầy thuốc, bác sĩ trực tiếp thực hiện.
- Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện bất thường khi đang châm cứu bấm huyệt, cần ngưng thực hiện và báo ngay cho thầy thuốc để có phương pháp xử lý kịp thời.
Những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu hơn về huyệt Thiên Tông, đồng thời biết thêm về phương pháp điều trị bệnh đau mỏi xương khớp hữu hiệu. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả điều trị được phát huy tối đa và giữ an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!