Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Do đó, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã chia sẻ thông tin chi tiết về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó hướng dẫn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Phân tích tại sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

Trào ngược dạ dày là tình trạng xảy ra do acid dạ dày trào ngược lên ống thực quản (bộ phận ống nối giữa miệng và dạ dày), gây các triệu chứng như nóng rát ngực, ợ nóng, ợ chua trào ngược dạ dày, khó nuốt, nôn ói, trào ngược dạ dày đắng miệng,…

Một số người thắc mắc trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không? Bác sĩ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khẳng định trào ngược dạ dày có gây hôi miệng. Phân tích của bác sĩ về nguyên nhân dẫn đến hôi miệng như sau:

  • Dạ dày là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt trong đó có vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriaceae có khả năng sinh khí hydro sunfua hoặc vi khuẩn HP cũng sản sinh khí hydro sunfua và dimethyl sulphide – Các khí có mùi hôi đặc trưng. Nên khi trào ngược dạ dày, vi khuẩn và các khí này sẽ trào ngược lên thực quản, vòm họng, khoang miệng gây ra mùi hôi.
  • Acid dạ dày trào ngược sẽ làm tổn thương niêm mạc họng – miệng, đồng thời gây bào mòn men răng, khiến răng yếu đi. Điều này sẽ tạo môi trường phát triển cho các vi khuẩn sinh mùi.
  • Thức ăn đang tiêu hóa cũng bị trào ngược lên vòm họng cùng acid và vi sinh vật dạ dày sẽ là lý do gây mùi hôi khó chịu cho người bệnh. Bởi thức ăn đọng lại tại các khe, hốc vòm họng, amidan, tạo các mảng bám trên răng và bựa trắng trên các hốc amidan.
  • Trào ngược dạ dày khiến niêm mạc miệng – họng tổn thương nghiêm trọng, vi sinh vật gây hại sẽ có cơ hội xâm nhập, tấn công tế bào thực quản khiến phù nề, sưng viêm. Tình trạng này nếu không được điều trị cũng sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng.

Tham Khảo Thêm: Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ dày Tốt Nhất Hiện Nay

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng
Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng

Triệu chứng trào ngược gây hôi miệng

Hôi miệng có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân, nhưng đối với trường hợp hôi miệng do trào ngược dạ dày sẽ có những triệu chứng sau đây:

  • Hơi thở có mùi hôi, chua khó chịu, miệng có vị đắng hoặc chua. Mùi tăng nồng hơn sau khi tiêu thụ các thực phẩm chứa cafein hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Hôi miệng kèm theo các triệu chứng như đau bụng, táo bón, đầy hơi trào ngược dạ dày, ợ chua, nôn ói,… đặc biệt các triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn.
  • Lưỡi xuất hiện cặn trắng, cặn này hình thành do vi khuẩn, vi sinh vật từ dạ dày đẩy lên miệng và đọng lại trên bề mặt lưỡi. Lớp cặn này có cũng có thể chuyển màu trắng đục hoặc màu hơi ngả vàng.
  • Sau khi ngủ dậy có mùi hôi khó chịu trong miệng, tuy nhiên sau khi đánh răng khoảng 30 phút mùi hôi vẫn còn trong họng và khoang miệng.
  • Cổ họng có cảm giác nóng rát, đau họng, cổ họng thấy ngứa và cộm sau khi ợ hơi.

Cách chữa trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Để cải thiện tình trạng bị trào ngược dạ dày gây hôi miệng, bác sĩ hướng dẫn một số cách dưới đây, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.

Sử dụng thuốc Tây

Với tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng kéo dài, người bệnh sẽ cần áp dụng phương pháp sử dụng thuốc Tây y. Tùy vào tình trạng bệnh hiện tại và cơ địa của người bệnh, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị với loại thuốc phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc trào ngược dạ dày được sử dụng phổ biến:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của acid và dịch vị khi bị trào ngược lên khoang miệng. Các loại thuốc phổ biến gồm Sucralfate, Alginat, Dimeticol,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày gây hôi miệng nhờ khả năng giảm nồng độ acid dạ dày thông qua quá trình ức chế lượng thụ thể tạo axit ở niêm mạc dạ dày. Những loại thuốc thuộc nhóm này gồm: Lansoprazol, Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazole, Rabeprazole.
  • Thuốc trung hòa axit dịch vị: Thuốc có tác dụng trung hòa acid, ngăn ngừa tình trạng dạ dày co bóp đẩy acid lên thực quản gây đau rát và có mùi hôi. Hiện có 2 loại thuốc thuốc nhóm trung hòa acid dịch vị gồm thuốc hấp thụ được (Canxi cacbonat, Natri bicarbonate,…) và các thuốc không hấp thụ được (nhô, magie hydroxit).
  • Thuốc kháng Histamin H2: Thuốc hoạt động với cơ chế ức chế Histamin tại thụ thể H2 tại viền dạ dày, từ đó hạn chế tiết axit và giảm dịch vị bao tử. Thuốc kháng histamin H2 bao gồm: Cimetidin, Famotidine, Ranitidin, Nizatidine.

Xem thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam

Có nhiều thuốc chữa trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Có nhiều thuốc chữa trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng tại nhà, người bệnh có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên dưới đây:

  • Chanh tươi: Trong chanh tươi có chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp diệt khuẩn, giảm mùi hôi rất hiệu quả. Người bệnh vắt nước cốt chanh, pha loãng với nước để súc miệng hằng ngày. Tuy nhiên, cần súc miệng lại với nước lọc bởi chanh có tính acid cao dễ làm mòn men răng.
  • Lá bạc hà: Chuyên gia cho biết, trong lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu thơm giúp loại bỏ mùi hôi, giúp hơi thở thơm mát và dễ chịu. Ngoài cách ăn lá bạc hà trực tiếp, người bệnh có thể đun nước uống hằng ngày.
  • Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng tươi: Các chất trong gừng tươi có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và giảm mùi tanh, hôi ở cổ họng và khoang miệng. Mỗi ngày, người bệnh súc miệng bằng nước gừng tươi đun, sau khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Đinh hương: Trong thành phần đinh hương có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa mùi hôi. Ngoài ra, tinh dầu đinh hương cũng có hương thơm nhẹ giúp hơi thở thơm tho. Người bệnh nhai trực tiếp 2 – 3 nụ đinh hương nhai hằng ngày hoặc đem pha trà uống đều mang lại tác dụng tốt.
Tinh dầu đinh hương có hương thơm nhẹ giúp hơi thở thơm tho
Tinh dầu đinh hương có hương thơm nhẹ giúp hơi thở thơm tho

Cần chú ý, phương pháp dùng nguyên liệu tự nhiên được hướng dẫn chỉ phù hợp với trường hợp hôi miệng do trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ. Đồng thời, người bệnh sẽ cần thực hiện hằng ngày, kiên trì trong thời gian dài để hiệu quả phát huy rõ rệt nhất.

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh dùng thuốc và các nguyên liệu tự nhiên để trị trào ngược dạ dày gây hôi miệng, chuyên gia cho biết, điều chỉnh chế độ sinh hoạt cũng có tác dụng lớn trong cải thiện tình trạng này.

  • Bỏ chất kích thích: Các chất kích thích bao gồm thuốc lá, thuốc lào, cà phê, ma túy,… cần được loại bỏ hoàn toàn vì sẽ khiến hơi thở có mùi, đồng thời kích thích co thắt thực quản gây trào ngược acid từ dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì: Hạn chế một số thực phẩm bao gồm thực phẩm chứa nhiều phẩm màu, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, hành tỏi, thực phẩm quá cay,… Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ bao gồm rau củ, trái cây, hạt dinh dưỡng.
  • Ăn uống đúng cách: Người bệnh không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa sẽ gây áp lực cho dạ dày, kích thích co thắt thực quản gây ợ hơi, hôi miệng. Đồng thời, sau bữa ăn tuyệt đối không nằm luôn mà phải đi lại nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 tiếng.
  • Nhai kẹo cao su: Để giảm mùi hôi miệng, người bệnh nhai kẹo cao su để giúp hơi thở thơm mát. Nên chọn loại kẹo không đường để làm thơm hơi thở mà không gây ảnh hưởng đường huyết và cân nặng.
  • Uống nhiều nước: Nên uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt giảm hôi miệng. Có thể xen kẽ bổ sung nước ép trái cây, nước ép rau củ để tăng cường vitamin, chất xơ và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Vệ sinh răng miệng: Để giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng loại bàn chải có độ cứng phù hợp, kết hợp kem đánh răng chứa fluoride để tránh mòn men răng; Dùng chỉ nha khoa nhằm loại bỏ hoàn toàn các thức ăn thừa còn kẹt ở khe răng; Dùng các loại nước súc miệng có thành phần sát khuẩn và khử mùi được bán tại các nhà thuốc.
  • Thăm khám sức khỏe: Trường hợp hôi miệng kéo dài và các triệu chứng trào ngược dạ dày ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám và điều trị dứt điểm.

Với những chia sẻ chi tiết từ chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc, chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ về tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng. Hơi thở có mùi sẽ ảnh hưởng lớn đến giao tiếp, khiến người bệnh dễ rơi vào cảm giác tự ti, e ngại. Người bệnh tham khảo các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày mà chuyên gia chia sẻ để cải thiện nhanh chóng tình trạng này.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám MIỄN PHÍ Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...