Trào Ngược Dạ Dày Gây Nhiệt Miệng Do Đâu, Cách Điều Trị?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh lý khoang miệng là một trong những biến chứng ở trào ngược dạ dày. Trong đó, trào ngược dạ dày gây nhiệt miệng, khô miệng là biến chứng thường gặp nhất. Vậy tình trạng này nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào, chuyên gia sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Tại sao trào ngược dạ dày gây nhiệt miệng, khô miệng?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến. Đây là tình trạng dịch acid từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Khi bị trào ngược acid từ dạ dày, người bệnh thường phải đối mặt với vô số triệu chứng khó chịu. Tiêu biểu như trào ngược dạ dày gây ho, khó nuốt, khàn giọng, tiết nhiều nước bọt, khô miệng, trào ngược dạ dày đắng miệng, nấm miệng, viêm lưỡi,…

Nhiệt miệng hay khô miệng là những triệu chứng thường gặp khi bị trào ngược
Nhiệt miệng hay khô miệng là những triệu chứng thường gặp khi bị trào ngược

Lý giải nguyên nhân bị trào ngược dạ dày lại gây ra tình trạng nhiệt miệng, các chuyên gia giải thích như sau. Acid dạ dày là dung dịch ưa nước, có xu hướng hút, hấp thụ độ ẩm. Do đó, khi acid trào ngược lên khoang miệng sẽ khiến niêm mạc trong miệng và cổ họng bị phù nề, sưng lên do tiếp xúc với acid, gây ra nhiệt miệng. Thời gian acid đọng lại trên lưỡi càng lâu thì tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ, nhiệt miệng càng nặng. Đồng thời, để xử lý việc này, cơ thể sẽ kích hoạt phản xạ tăng tiết nước bọt, dẫn đến nuốt nước bọt liên tục gây ra khô miệng.

Dấu hiệu khi bị trào ngược dạ dày gây khô miệng, nhiệt miệng

Theo các chuyên gia, triệu chứng bệnh lý khoang miệng do trào ngược dạ dày xảy ra khi bệnh chuyển biến giai đoạn nặng.

Dấu hiệu nhiệt miệng khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Dấu hiệu nhiệt miệng khi bị trào ngược dạ dày thực quản

Bên cạnh những triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược như ợ chua trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ nóng, đau tức vùng thượng vị, nóng rát sau xương ức. Thì người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng hoặc bệnh lý khác như:

  • Nhiệt miệng, xuất hiện vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng, có thể gây đau hoặc ngứa râm ran.
  • Khô miệng, rát họng, miệng tiết nhiều quá nước bọt, đắng miệng, đặc biệt vào buổi sáng khi mới dậy.
  • Ho, ho dai dẳng, khàn giọng, viêm dây thanh quản, khó nuốt, nuốt vướng, thực quản bị viêm nhiễm, sưng tấy, khó thở.
  • Nấm miệng, xuất hiện tổn thương màu kem trắng, hơi phồng, chủ yếu ở lưỡi, má trong, vòm miệng, nướu, dễ bị chảy máu, đau. Nguyên nhân là do dịch vị dạ dày bào mòn niêm mạc miệng và họng, gây mất cân bằng hệ vi sinh khoang miệng, tạo điều kiện cho nấm candida tăng sinh gây nấm.
  • Trào ngược dạ dày gây hôi miệng do vi khuẩn từ dạ dày trào ngược lên và cư trú, đồng thời gây viêm loét, dẫn đến viêm họng, thực quản.
  • Viêm lưỡi, khô lưỡi, rát lưỡi, có nhiều bợn trắng, khi nuốt có cảm giác đắng.

Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người mà xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng ở trên.

Cách điều trị tình trạng trào ngược dạ dày gây nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng, khô miệng hay các biến chứng trào ngược dạ dày ở khoang họng đều khiến người bệnh khó chịu, tự ti. Đặc biệt, các triệu chứng này xảy ra khi bệnh trào ngược dạ dày ở giai đoạn nặng. Do đó, khi có những triệu chứng này bạn cần có hướng điều trị càng sớm càng tốt.

Các mẹo cải thiện tại nhà

Để cải thiện triệu chứng nhiệt miệng, khô miệng, mắc bệnh khoang miệng do trào ngược dạ dày, bạn có thể áp dụng những cách sau.

  • Thay đổi chế độ ăn uống, không ăn quá no hay quá để bụng quá đói, nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần, không nằm hoặc vận động sau khi ăn 1 tiếng.
  • Đánh răng nhẹ nhàng, súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda.
  • Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong: Pha nước ấm mật ong vào buổi sáng trước khi ăn và tối trước khi đi ngủ. Mật ong chứa chất chống oxy hoá, giúp giảm viêm, tái tạo vết thương, giảm nhiệt miệng, khô miệng. Đồng thời mật ong còn giúp loại bỏ acid dư thừa, cân bằng độ pH, cải thiện ợ chua, buồn nôn, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá.
  • Lá mơ lông chữa trào ngược dạ dày: Dùng lá mơ lông để hấp hoặc xay lấy nước uống, hoặc làm trứng chiên. Lá mơ lông có tác dụng giải độc, sát khuẩn, tăng cường miễn dịch, giảm sưng viêm ở niêm mạc dạ dày, chống trào ngược.
  • Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào: Gối cao đầu khi đi ngủ, nên nằm thẳng và hạn chế nằm qua phải để tránh ép dạ dày, chống trào ngược dịch vị lên dạ dày, thực quản.

Tuy nhiên các mẹo này chỉ giúp cải thiện tạm thời các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, không có hiệu quả điều trị.

Sử dụng thuốc Tây

Bên cạnh điều chỉnh chế độ sinh hoạt thì bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định. Bởi bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không có biện pháp điều trị khoa học, kịp thời.

Thuốc kháng acid giúp trung hoà dịch vị acid hiệu quả
Thuốc kháng acid giúp trung hoà dịch vị acid hiệu quả

Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để điều trị bệnh trào ngược dạ dày biến chứng bệnh khoang miệng.

  • Thuốc kháng acid: Sử dụng muối nhôm, muối natri, muối magie, muối canxi để trung hòa dịch vị acid, chống trào ngược hiệu quả.
  • Thuốc kháng histamin H2: Giúp giảm tiết pepsin, acid dạ dày từ đó giảm triệu chứng trào ngược, giảm ợ hơi, ợ chua hiệu quả.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Ức chế hoạt động của enzyme, giúp ngăn tiết dịch acid dạ dày.

Ngoài ra, nếu các triệu chứng nhiệt miệng, viêm lưỡi, nấm miệng kéo dài không khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc. Tiêu biểu như fluconazole đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, clotrimazole, nystatin, itraconazole, daktarin oral,…

Thuốc Đông y trong chữa bệnh trào ngược dạ dày

Các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả toàn diện, tác động để triệt tiêu căn nguyên gây bệnh, cải thiện triệu chứng. Đồng thời giúp bồi bổ tạng can, điều hoà khí huyết, bổ huyết, phục hồi niêm mạc dạ dày, ngừa tái phát.

  • Thang Tiêu dao tán: Thang thuốc gồm có 12g bán hạ, 12g đương quy, 12g bạch thược, 12g trần bì, 12g phục linh, 6g cam thảo.
  • Thang Kiện tỳ hoàn: Thang thuốc gồm có 12g phục linh, 12g bạch truật, 12g hậu phác, 12g trần bì, 6g mộc hương, 6g cam thảo, 6 quả đại táo.
  • Thang Sài hồ sơ can thang: Thang thuốc gồm 12g sài hồ, 12g bạch thược, 12g đương quy, 12g phục linh, 6g cam thảo, 6g trần bì, 6 quả đại táo.

Người bệnh không nên tự mua thang thuốc mà nên đến các cơ sở phòng khám Đông y để được kê theo tình trạng cá nhân.

Những lưu ý về chế độ sinh hoạt và phòng tránh trào ngược dạ dày

Bên cạnh việc điều trị đúng đắn, kịp thời thì chú ý chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày hàng ngày cũng là cách cải thiện và tránh bệnh tái phát.

Bột ngũ cốc rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày
Bột ngũ cốc rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày

Do đó, trong quá trình sinh hoạt người bệnh cần chú ý những điều dưới đây:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng, trái cây có vị chua, dưa muối, hành muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm đóng hộp, rượu bia, cafein, thuốc lá.
  • Bổ sung các món ăn, thực phẩm tốt cho dạ dày như cháo, cơm, bánh mì, bột ngũ cốc, bắp cải, giá đỗ, thịt nạc, cá, tôm, chuối, đu đủ, sữa chua,…
  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn no, uống đủ nước, ăn uống khoa học rất tốt cho người bị bệnh dạ dày.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát, uống bia rượu vào buổi tối, kiểm soát căng thẳng, kê gối cao khi nằm ngủ.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Trào ngược dạ dày gây nhiệt miệng, khô miệng khiến người bệnh khó chịu, tự ti khi giao tiếp, về lâu dài để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trên đây là những dấu hiệu cũng như cách điều trị hiệu quả và phương pháp nhằm hạn chế bệnh diễn biến nặng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin để điều trị bệnh lý này.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...