Uống Nước Lá Tía Tô Hàng Ngày Có Tốt Không? Cần Lưu Ý Gì?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Lá tía tô là một loại rau quen thuộc và mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Do đó nhiều người cũng thường xuyên sử dụng dược liệu này để đun nước uống. Vậy uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không? Sử dụng dược liệu này như thế nào cho đúng cách? Bài viết dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những vấn đề này.
Uống nước lá tía tô mang đến những tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu về thắc mắc có nên uống nước lá tía tô hàng ngày không, bạn đọc cần nắm rõ về những tác dụng của loại đồ uống này đối với sức khỏe con người.
Nước lá tía tô là một thức uống được rất nhiều người sử dụng bởi nó được các chuyên gia đánh giá là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời. Trong thành phần của lá tía tô có chứa rất nhiều dưỡng chất như: Đạm, canxi, sắt, chất xơ, photpho, kali, kẽm, vitamin A, C, K, B6, chất chống oxy hóa (anthocyanin, quercetin, eugenol)…
Khi sử dụng nước lá tía tô đúng cách sẽ mang đến cho người dùng những lợi ích đặc biệt như sau:
- Chống ung thư
Trong thành phần của nước lá tía tô có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư. Vì vậy nếu bạn uống nước lá tía tô với liều lượng phù hợp thì khả năng mắc bệnh ung thư sẽ giảm đi đáng kể so với những người không uống.
- Thúc đẩy trao đổi chất
Uống nước lá tía tô có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động của khí huyết trong cơ thể. Từ đó giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và thải độc, chuyển đổi mỡ thừa thành năng lượng. Điều này rất có lợi cho những người đang bị tăng cân, béo phì.
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Với liều lượng hợp lý, nước lá tía tô sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa đặc biệt ở những người thường xuyên bị khó tiêu và chức năng tiêu hóa yếu.
- Giúp da trắng mịn, khỏe mạnh
Nước lá tía tô có chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm và giảm sưng tấy. Nhiều phụ nữ cho biết khi sử dụng nước đun từ lá tía tô họ đã giảm mụn bọc, mụn mủ và mụn viêm một cách đáng kể. Ngoài ra, loại nước này còn giúp thải độc cơ thể, giúp làn da trắng sáng và khỏe mạnh hơn.
- Cải thiện bệnh dạ dày
Trong thành phần của lá tía tô có chứa hoạt chất tanin và glucosid, giúp kháng viêm, làm se vết loét, chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày và hỗ trợ làm giảm sự tăng tiết axit dịch vị. Uống nước lá tía tô không chỉ giúp giảm đau dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày mà còn hỗ trợ bệnh nhân ăn ngon ngủ tốt.
- Điều trị cảm mạo
Tía tô được y học cổ truyền sử dụng như một loại thuốc giải cảm, giúp điều trị các triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, đau rát họng, ho…. Người bệnh chỉ cần uống một ly nước lá tía tô nóng sẽ giúp kích thích tiết dịch vị, đổ mồ hôi, từ đó bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể.
- Chữa bệnh da liễu
Những căn bệnh da liễu thường gặp như viêm da cơ địa, mề đay, mẩn ngứa, dị ứng,… đều có thể sử dụng nước lá tía tô để cải thiện bệnh. Bởi trong thành phần của lá tía tô có chứa nhiều thành phần như quercetin, acid alpha-lineclic, luteolin, rosmarinic acid, giúp ức chế quá trình sản sinh histamin của cơ thể Từ đó giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm ngoài da hiệu quả.
- Tốt cho xương khớp
Nước lá tía tô có chứa hoạt chất giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Từ đó góp phần cải thiện tình trạng sưng viêm đau nhức cho bệnh nhân bị gout. Ngoài ra, lá tía tô còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh, giúp giảm đau khớp và phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
- Giảm cholesterol
Uống nước lá tía tô đều đặn sẽ giúp làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Điều này rất có lợi cho những bệnh nhân đang bị các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,…
- Điều trị hen suyễn
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị hen suyễn sau khi uống nước lá tía tô vài tuần thì vấn đề về hen suyễn đã giảm đáng kể. Nguyên nhân là bởi trong thành phần lá tía tô có chứa Luteolin, chất này có tác dụng ức chế tình trạng viêm nhiễm và kiểm soát các triệu chứng phụ như ho, đờm, khó thở.
Giải đáp uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không?
Uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không? Có nên uống nước lá tía tô hàng ngày không là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Mặc dù nước lá tía tô rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn không nên uống quá nhiều nước lá tía tô trong thời gian dài. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị đầy bụng, chướng bụng, táo bón, tiểu tiện đỏ, mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng và suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, trong thành phần của lá tía tô cũng có chứa axit oxalic. Nếu sử dụng hàng ngày với liều lượng cao sẽ tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, suy thận và gây ra những tổn thương cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, tim mạch, huyết áp.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên chia nhỏ lượng nước lá tía tô và uống thành từng đợt. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống từ 3-4 ly và mỗi tuần uống từ 2-3 ngày là đủ.
Hướng dẫn cách chế biến lá tía tô để uống hàng ngày
Cách chế biến nước lá tía tô cũng có liên quan tới thắc mắc uống lá tía tô hàng ngày có tốt không. Thực tế nếu bạn đun nấu sai cách thì hiệu quả mang lại cũng sẽ không cao, thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Dưới đây là các bước chế biến khá đơn giản bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Chuẩn bị 200-300g lá tía tô, giữ nguyên cành và lá, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem thái nhỏ thành từng khúc tầm 5cm.
- Bước 2: Cho lá tía tô vào nồi đun cùng với 2,5 lít nước. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 3-5 phút nữa.
- Bước 3: Tắt bếp, lọc lấy nước rồi cho vào bình thủy tinh.
- Bước 4: Vắt thêm một ít nước cốt chanh hoặc cho thêm một ít đường phèn (nếu muốn) để tăng thêm hương vị cho đồ uống.
Bạn nên chia nước lá tía tô thành nhiều phần nhỏ và uống hết trong ngày. Không để nước này quá 24 giờ ngay cả khi có bảo quản trong tủ lạnh, vì chất lượng và hương vị cũng sẽ bị giảm đáng kể.
Lưu ý trong quá trình sử dụng nước lá tía tô
Bên cạnh thắc mắc có nên uống nước tía tô hàng ngày không, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên chọn mua lá tía tô có bề mặt trơn láng, vẫn còn tươi, phần lá gần và cuống có màu tím càng đậm thì nước sẽ càng thơm và ngọt. Không nên mua những lá tía tô có đã bị héo, ngả màu vàng hoặc bị dập nát.
- Khi chế biến lá tía tô, nếu vò nát hoặc cắt nhỏ thì bạn nên dùng luôn, không nên để quá 15 phút vì các tinh dầu trong lá tía tô sẽ bay hết.
- Không nên đun sôi nước lá tía tô quá 15 phút vì các tinh dầu trong dược liệu sẽ bốc hơi hết, làm giảm tác dụng của nước tía tô.
- Không dùng nước lá tía tô đã để qua đêm vì các thành phần của dược liệu có thể bị biến đổi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên uống nước lá tía tô trước mỗi bữa ăn từ 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thụ chất béo từ thức ăn.
- Nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh gì thì không nên uống nước lá tía tô thường xuyên và không nên dùng nước lá tía tô để thay nước lọc hàng ngày.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều nước lá tía tô vì sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Người bị dị ứng với lá tía tô thì không nên sử dụng loại nước này để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Người bệnh bị cảm do thời tiết nắng nóng thì không nên sử dụng nước lá tía tô.
- Không dùng chung tía tô với cá chép vì hai loại thực phẩm này có thể gây mụn nhọt và sản sinh độc tố. Vì vậy nếu ngày hôm đó bạn đang ăn cá chép thì không nên dùng nước lá tía tô.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không? Thực tế đã cho thấy các tác dụng của nước tía tô đã được chứng minh bằng cả Y học hiện đại lẫn Y học cổ truyền. Tuy nhiên người dùng vẫn cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng loại đồ uống này hàng ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh tác dụng phụ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!