Huyệt Thiên Đỉnh: Vị Trí, Công Dụng Và Các Cách Phối Huyệt Đạo

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong Y học cổ truyền, huyệt Thiên Đỉnh ít được biết đến nhưng khi khai thông đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vị trí, công dụng và cách tác động lên huyệt đạo này.

Huyệt Thiên Đỉnh là gì?

Huyệt Thiên Đỉnh có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 17 của kinh Đại Trường.

Trong cuốn Trung Y Cương Mục ghi chép về ý nghĩa tên gọi huyệt như sau: “Thiên” là vùng bên trên, “Đỉnh” là cái vạc có 3 chân. Đặc biệt, huyệt này hợp với huyệt Khí Xá (Vi 11) và huyệt Khuyết Bồn (Vi 12) sẽ tạo thành 3 góc giống cái vạc 3 chân, do đó có tên gọi là Thiên Đỉnh.

Ngoài ra, huyệt đạo có tên gọi khác như huyệt Thiên Đảnh, huyệt Thiên Đính.

Vị trí huyệt Thiên Đỉnh

Huyệt Thiên Đỉnh nằm tại cổ (đường ngang qua giữa cổ) và cách tuyến giáp 3 thốn. Đặc điểm giải phẫu huyệt đạo này như sau:

  • Dưới da vùng huyệt đạo chính là cơ bám da cổ, các cơ bậc thang và bờ sau cơ ức – đòn – chũm.
  • Thần kinh vận động cơ vùng huyệt là dây thần kinh cơ da cổ, các nhánh của đám rối cổ sâu và nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não XI.
  • Da vùng huyệt đạo sẽ chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh C3.
Hình ảnh minh họa huyệt Thiên Đỉnh
Hình ảnh minh họa huyệt Thiên Đỉnh

Tác dụng của huyệt đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, bấm huyệt hoặc châm cứu tại huyệt Thiên Đỉnh có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp trên: Kích thích huyệt đạo này giúp thông khí, giảm nghẹt mũi, viêm họng, viêm amidan, lao hạch.
  • Giảm đau đầu, cổ và vai: Huyệt đạo này có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, giảm co cứng cơ bắp, từ đó giúp cải thiện các cơn đau nhức mỏi ở vùng đầu, cổ và vai.
  • Cải thiện chứng mất ngủ: Bấm huyệt giúp an thần, dễ ngủ hơn, đặc biệt hiệu quả với những người bị mất ngủ do căng thẳng thần kinh.

Cách tác động lên huyệt Thiên Đỉnh

Để khai mở huyệt Thiên Định, trong Y học cổ truyền áp dụng 2 phương pháp như sau:

Cách bấm huyệt

Bấm huyệt là phương pháp dùng ngón tay day ấn vào huyệt đạo nhằm khai mở, kích hoạt huyệt trị bệnh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ nhẹ nhàng ấn lên huyệt.
  • Bước 3: Ấn và giữ trong khoảng 2 phút, sau đó thả lỏng.
  • Bước 4: Có thể lặp lại thao tác này từ 3 – 5 lần trong một buổi.

Cách châm cứu huyệt Thiên Đỉnh

Với phương pháp này, bác sĩ Y học cổ truyền sẽ châm kim vào vị trí huyệt Thiên Đỉnh với độ sâu và góc độ nhất định tùy theo tình trạng bệnh lý.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm hoặc ngồi, bác sĩ sẽ sát khuẩn vùng da quanh huyệt Thiên Đỉnh.
  • Bước 2: Dùng kim châm cứu nhẹ nhàng châm vào huyệt với độ sâu khoảng 0.3 – 0.5 thốn.
  • Bước 3: Giữ kim trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó rút kim ra.
  • Bước 4: Sau khi rút kim, ấn nhẹ vào vị trí châm cứu để tránh chảy máu.
Cần châm cứu đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn
Cần châm cứu đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn

Hướng dẫn phối huyệt trị bệnh

Dưới đây là một số phác đồ phối huyệt thường được lương y áp dụng giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh hơn:

Huyệt Thiên Đỉnh là một huyệt đạo quan trọng trong Y học cổ truyền, có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Mặc dù bấm huyệt hoặc châm cứu huyệt đạo này có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc thực hiện cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ Y học cổ truyền để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Dẫn đầu thông tin y tế Thái Nguyên

Dẫn đầu thông tin y tế, kiến tạo tương lai sức khỏe cùng Sở Y tế Thái Nguyên

Trong bối cảnh thông tin y tế tràn lan, Thainguyenmedical.com được đánh giá là nguồn...

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...