Em Bé 2 Tháng Tuổi Bị Ho Khan Nên Xử Lý Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Em bé 2 tháng tuổi bị ho khan có thể do trẻ hít phải khói thuốc lá, không gian sống bị ô nhiễm, khói bụi, hay do sự thay đổi thất thường của thời tiết ảnh hưởng,… Tuy nhiên một số trường hợp trẻ sơ sinh bị ho khan do mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Bố mẹ cần nhận biết bất thường và đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan

Ho khan không có đờm là biểu hiện thường gặp ở nhiều người, đặc biệt có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan khiến nhiều phụ huynh hoang mang không biết bé gặp vấn đề gì và nên xử lý như thế nào.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 - 3 tháng tuổi bị ho khan
Trẻ em sơ sinh có thể bị ho khan khi tiếp xúc với dị vật tại đường hô hấp mũi, miễng

Theo các chuyên gia, cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu, lúc này nếu tiếp xúc với tác nhân gây hại có thể bị ảnh hưởng bất cứ lúc nào. Đặc biệt là những bé dưới 4 tháng tuổi, trẻ có thể bị ho khan khi gặp phải các yếu tố bất lợi như:

  • Không gian sống có nhiều bụi bẩn, ẩm móc, hóa chất hoặc khói thuốc lá.
  • Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là giai đoạn chuyển mùa từ nóng sang lạnh.
  • Một số mẹ dùng than củi xông hơi sau sinh có thể làm ảnh hưởng đến hô hấp của bé.
  • Dị vật lọt vào đường thở khiến trẻ bị sặc,…

Những nguyên nhân khách quan bên ngoài có thể khắc phục bằng cách cải thiện không gian sống cho trẻ. Tuy nhiên bạn đọc không nên chủ quan, bởi một số trường hợp cơn ho khan xảy ra ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường hô hấp.

Nếu không phát hiện sớm và giúp trẻ điều trị, nguy cơ cao trẻ có thể đối mặt với các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Dưới đây là một số vấn đề nên thận trọng nếu nhận thấy trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan bất thường:

Trẻ bị hóc, sặc dị vật

Một số nguyên nhân khiến bé bị ho khan như nằm bú bị sặc sữa, trẻ cho thú bông vào miệng khiến lông thú bông lọt vào đường hô hấp gây sặc,… Bố mẹ cần xử lý ngay khi trẻ gặp phải tình trạng này, tránh nguy cơ dị vật cản đường thở khiến trẻ bị thiếu oxy.

Theo chuyên gia, bố mẹ nên nhanh chóng đỡ bé nằm úp trên tay, sau đó vùng bàn tay khum lại vỗ vào khoảng giữa xương bả vai của bé. Cách này giúp bé ho mạnh tống dị vật ra ngoài. Đồng thời bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở gần nhất để kiểm tra theo dõi, tránh các tình huống không mong muốn gây hại sức khỏe của trẻ.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Ho khan xảy ra ở trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi có thể do bé bị viêm nhiễm đường hô hấp. Nhất là những em bé chào đời vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thấp dễ làm bé bị cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài hiện tượng ho khan, lúc này trẻ còn có các triệu chứng kèm theo như sốt nhẹ vào ban đêm, ho đôi khi có đờm nhớt.

Viêm thanh quản – khí quản

Màng khí quản của trẻ sơ sinh trở nên sưng phồng làm bùng phát các cơn ho khó thở. Nguyên nhân là do thanh quản, khí quản quả bé bị tác nhân gây hại tấn công dẫn đến viêm nhiễm. Căn bệnh này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của các bé còn yếu.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 - 3 tháng tuổi bị ho khan
Viêm thanh quản – khí quản có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho khan

Thường cơn ho sẽ xuất hiện vào ban đêm làm trẻ quấy khóc, khó ngủ. Ngoài biểu hiện này, trẻ còn có các triệu chứng khác như thở khò khè, thở có tiếng rít, da dẻ xanh xao, thở yếu,… Trường hợp bố mẹ nhận thấy bé bị sốt cao nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ.

Bệnh hen suyễn

Trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm có thể là do bé mắc bệnh hen suyễn. Chứng bệnh này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ho khan người bệnh còn bị khó thở, thở khò khè, tăng nhịp thở, cảm lạnh, ngứa và chảy nước mắt bất thường,…

Tuy nhiên so với các bé lớn thì tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc hen suyễn thấp hơn. Đa phần trẻ phát bệnh thường đi kèm với các dạng bệnh lý khác như chàm bội biến hoặc trong gia đình có người thân bị dị ứng hoặc hen suyễn.

Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản xảy ra ở trẻ sơ sinh 2 – 3 tháng tuổi có liên quan đến virus hợp bào hô hấp. Nhiễm phải loại virus này trẻ thường bị cảm lạnh, sổ mũi, kèm theo ho khan gây khó thở, thở khò khè. Các triệu chứng viêm phế quản khá giống với bệnh hen suyễn. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện vào mùa thu đông, kèm theo ho là triệu chứng sốt nhẹ và biếng ăn.

Chứng ho gà

Ho gà ở trẻ em là bệnh lý phổ biến, do vi khuẩn ho gà tên là bordetella pertussis gây ra. Bệnh rất dễ lây lan từ người bệnh sang trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của bé còn yếu. Ngoài ho khan thường xuyên, trẻ bị ho gà còn có các triệu chứng khác như đỏ mặt, sưng mắt, nổi tỉnh mạch cổ, tím môi,… Nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 - 3 tháng tuổi bị ho khan
Không thể không nhắc đến bệnh ho gà khi nhận thấy trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan

Trên đây là những nguyên nhân khiến trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan, không thể loại trừ khả năng trẻ mắc phải các bệnh lý hô hấp nguy hiểm. Trường hợp không phát hiện, viêm nhiễm lan rộng sang các cơ quan khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó bố mẹ không nên chủ quan.

Nên xử lý như thế nào khi trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan?

Khi nhận thấy trẻ sơ sinh mới chớm triệu chứng ho khan, không có dấu hiệu sốt hay khó thở, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên do và có hướng khắc phục sớm. Xem xét liệu dấu hiệu này có phải là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp hoặc các bệnh lý di truyền không.

Nếu nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ các yếu tố khách quan như sặc sữa, môi trường sống không đảm bảo,… bố mẹ nên tìm cách điều chỉnh để giúp bé khắc phục cơn ho. Một số công việc cần làm như:

Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ sơ sinh. Do đó, lúc này mẹ nên cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn để làm loãng dịch đờm trong mũi và đường hô hấp. Việc giữ ẩm cho cổ họng cũng giúp bé giảm ho khan. Mẹ nên bổ sung thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng để nguồn sữa mẹ được đảm bảo, cung cấp cho con dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển.

Kê cao đầu cho bé khi ngủ

Việc kê đầu cao cho trẻ sơ sinh khi ngủ không được khuyến khích. Tuy nhiên riêng trường hợp trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan nên nâng đầu cao cho bé khi ngủ để giảm thiểu cơn ho khiến bé khó thở. Dùng gối mềm, nâng đầu bé cao hơn thân người, cách này giúp dịch nhớt từ mũi chảy xuống cổ họng giảm dần, hạn chế kích thích cổ họng gây ho.

Dùng máy tạo độ ẩm

Mẹ có thể sử dụng điều hòa khi thời tiết nóng nực. Tuy nhiên nên thận trọng, việc sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh cần giữ ở nhiệt độ thích hợp, không hạ quá thấp làm khô đường thở của trẻ, ảnh hưởng sức khỏe của bé. Do đó, bố mẹ có thể lắp đặt một máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ không khí ổn định, tránh tình trạng ho khan cho bé.

Dùng mẹo chữa dân gian

Để khắc phục tình trạng ho khan cho trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể áp dụng một vài cách chữa từ dân gian tại nhà. Phương pháp phù hợp với tình trạng nhẹ, trường hợp nhận thấy con có các triệu chứng sốt, khó thở, da dẻ xanh xao,… kèm theo ho khan nên chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ.

Nên xử lý như thế nào khi trẻ 2 - 3 tháng tuổi bị ho khan?
Giảm ho khan cho bé bằng các biện pháp dân gian tại nhà

Dưới đây là một số cách chữa ho khan cho trẻ sơ sinh tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo:

Dùng tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm giúp giữ ấm cơ thể bé, ngăn chặn tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, giúp xoa dịu cơn ho khan khó chịu. Cách dùng như sau:

  • Thoa dầu trực tiếp lên cơ thể bé, lưu ý sử dụng với liều lượng vừa phải, không thoa quá nhiều. Tập trung vào vị trí lưng, ngực, cổ, vành tai của trẻ.
  • Bố mẹ có thể pha tinh dầu vào nước tắm giúp giảm ho và giải cảm cho trẻ sơ sinh. Nhỏ vào thau nước tắm 4 – 5 giọt tinh dầu tràm.

Dùng gừng: Gừng chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt cho sức khỏe. Phụ huynh có thể sử dụng gừng chữa ho cho trẻ nhỏ bằng cách sau:

  • Sử dụng 1 củ gừng, rửa và cạo sạch vỏ, hẹ rửa sạch cắt khúc.
  • Sau đó đem gừng cắt lát, dùng 1 – 2 lát giã nhuyễn.
  • Cho hẹ cắt nhỏ, gừng và 1 ít đường phèn vào chén, chưng cách thủy.
  • Cho bé dùng mỗi lần 1/2 muỗng cà phê trước khi cho trẻ bú, áp dụng 2 – 3 lần trong ngày.

Dùng diếp cá: Lá diếp cá chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng rau diếp cá trị ho là cách làm được nhiều người áp dụng. Bạn có thể tham khảo cách làm cho bé như sau:

  • Dùng khoảng 3 – 5 lá diếp cá tươi, rửa sạch rồi giã nhỏ.
  • Cho thêm vào một ít muối tinh rồi vắt lấy nước cốt.
  • Cho bé nếm mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm cơn ho khan khó chịu.

Áp dụng các mẹo chữa cho trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan do các vấn đề viêm nhiễm nhẹ như cảm cúm, cảm lạnh. Nếu trẻ bị ho khan kèm theo sốt cao, khó chịu cơ thể bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.

Một số lưu ý khi trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu ho khan nhẹ, bố mẹ nên nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý sớm, phòng tránh các rủi ro cho trẻ nhỏ. Đồng thời trong giai đoạn này, phụ huynh nên lưu ý thêm một số vấn đề:

Một số lưu ý khi trẻ 2 - 3 tháng tuổi bị ho khan
Giữ ấm cho trẻ, đưa bé đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường
  • Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh, nên giữ ấm cho trẻ nhỏ.
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, lông thú nuôi, phấn hoa,… để hạn chế nguy cơ kích thích cơn ho trở nên nặng nề hơn.
  • Không nên sử dụng đồ dùng của trẻ sơ sinh chung với người lớn, có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm cho bé.
  • Tránh để bé tiếp xúc với người đang mắc bệnh, đặc biệt là các vấn đề về hô hấp.
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh để tránh các tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan khi nào đến gặp bác sĩ?

Trường hợp bố mẹ nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường sau đây nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ:

  • Trẻ ho khan không sốt tuy nhiên biểu hiện cảm lạnh kéo dài 5 – 7 ngày không thấy thuyên giảm.
  • Ho khan, có đờm, xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh và kèm theo tình trạng sốt cao trên 38 độ C.
  • Hơi thở của trẻ trở nên nhanh hơn, thở khò khè, khó thở.
  • Trẻ bị ho liên tục từ đêm đến sáng, da dẻ xanh xao, môi và lưỡi lúc này có màu sẫm bất thường.
  • Trẻ không chịu bú, bỏ bú.

Qua thăm khám bác sĩ sẽ nhận diện vấn đề trẻ đang gặp phải để đưa ra hướng xử lý phù hợp. Bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm khắc phục vấn đề cho bé, bảo vệ an toàn sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng trẻ 2 – 3 tháng tuổi bị ho khan. Tình trạng này có thể khởi phát do nhiều yếu tố khác nhau. Phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân và sớm có biện pháp xử lý giúp trẻ giảm triệu chứng khó chịu. Trường hợp xấu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...