Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Dứa Không? Có Gây Hại Không?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Dứa là loại trái cây chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất nên được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày có nên ăn dứa không? Để giải đáp câu hỏi này, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tiến hành phân tích chi tiết trong bài viết sau đây. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng gợi ý một số loại trái cây tốt cho sức khỏe người đang bị bệnh trào ngược.
Giải đáp trào ngược dạ dày có nên ăn dứa không?
Trong thành phần quả dứa chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước câu hỏi “Trào ngược dạ dày có nên ăn dứa không? Có gây hại không?”, chuyên gia cho biết người bệnh trào ngược dạ dày KHÔNG NÊN ăn dứa. Bởi các hoạt chất trong quả này sẽ ảnh hưởng hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Phân tích cụ thể như sau:
- Enzyme bromelain: Đây là một loại enzyme bromelain tiêu hóa có đặc tính phân hủy protein và làm mòn lớp niêm mạc dạ dày. Đối với những người bị trào ngược, niêm mạc dạ dày có đặc điểm rất mỏng và xuất hiện nhiều vết viêm loét. Do đó, ăn dứa sẽ khiến niêm mạch bị làm mòn mỏng hơn, khiến tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn, gây ra những cơn đau với tần suất dày đặc. Đặc biệt khi ăn dứa lúc dạ dày trống rỗng, các axit hữu cơ sẽ kết hợp với bromelin tác động vào niêm mạc, gây hiện tượng nôn nao, khó chịu.
- Acid malic và Acid citric: Do hàm lượng acid malic và acid citric trong thành phần cao nên chỉ số pH của dứa ở mức từ 3 – 4 (theo thang đo pH 1 – 7 thì mức 3 – 4 được xếp nồng độ acid cao). Trong khi đó, người bị bệnh trào ngược dạ dày có sự phân bố chất nhầy trên niêm mạc không đồng đều nên không thể bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của acid. Điều này dẫn đến tình trạng các vết thương trong dạ dày bị ăn mòn rộng hơn.
- Vitamin C: Đây là loại vitamin có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch. Nhưng trong quả dứa hàm lượng vitamin C rất cao, những người bị trào ngược dạ dày khi tiêu thụ loại trái cây này sẽ khiến nồng độ acid dạ dày tăng đột ngột, gây triệu chứng như ợ chua, ợ nóng và tăng tần suất trào ngược dịch vị.
Do đó, chuyên gia khẳng định một lần nữa trào ngược dạ dày KHÔNG NÊN ăn dứ để tránh khiến các tổn thương trong niêm mạc dạ dày nghiêm trọng hơn. Nhưng người bệnh cũng không cần loại bỏ hoàn toàn dứa khỏi thực đơn hằng ngày mà sẽ điều chỉnh giảm lượng ăn và ăn đúng thời điểm.
Người trào ngược dạ dày có muốn ăn dứa cần lưu ý gì?
Trước câu hỏi “Trào ngược dạ dày có nên ăn dứa không?”, chuyên gia khẳng định là không nên. Nhưng những người thực sự yêu thích loại quả này vẫn có thể ăn, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chỉ ăn những quả dứa đã chín, đậm vị ngọt để làm giảm tối đa lượng acid nạp vào dạ dày. Tránh ăn những quả dứa xanh sẽ chứa hàm lượng acid rất cao.
- Tuyệt đối không ăn dứa khi bụng đói vì các thành phần acid trong dứa sẽ tấn công niêm mạc, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Thời điểm ăn dứa tốt nhất là sau bữa chính khoảng 30 phút.
- Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn dứa chế biến thành các món ăn như canh dứa hoặc dứa xào để đảm bảo vẫn bổ sung được vitamin cần thiết mà không gây hại dạ dày.
- Chỉ nên ăn dứa ở mức độ ít, khoảng 1 – 2 lát dứa/lần và mỗi tuần ăn khoảng 2 lần.
- Một số thực phẩm tránh kết hợp ăn cùng dứa vì sẽ gây nặng bụng cho người dùng như: Trứng, sữa, xoài, hải sản, củ cải.
- Thay vì ăn dứa, người bệnh trào ngược nên ăn một số loại trái cây lành tính và tốt cho dạ dày.
Gợi ý những loại quả nên ăn đối với người bị trào ngược dạ dày
Vậy cụ thể, những người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Chuyên gia khuyến nghị nên thay thế dứa bằng các loại trái cây giàu chất xơ hòa tan và các vitamin hoặc vitamin B dưới đây để đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa.
- Trào ngược dạ dày có ăn chuối được không: Trong thành phần chuối chứa các dưỡng chất như magie, chất xơ, protein, sắt, kali, vitamin C, vitamin A, canxi, vitamin B6,… thúc đẩy phục hồi niêm mạc đang bị tổn thương trong dạ dày. Bên cạnh đó, chuối cũng là loại quả mềm, dễ tiêu hóa, không gây áp lực cho hệ tiêu hóa trong quá trình phân giải thức ăn.
- Trào ngược dạ dày ăn ổi được không: Thành phần quả ổi chứa các dưỡng chất giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường miễn dịch như kẽm kali, vitamin C,… Đặc biệt, chuyên gia cho biết ổi có tính kiềm và đặc tính kháng khuẩn, giúp trung hòa acid dịch vị tiêu hóa, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Nhưng người bệnh cần chú ý ăn ổi cần nhai kỹ, bỏ hạt và không ăn khi đói để bảo vệ hệ tiêu hóa.
- Trào ngược dạ dày ăn bơ được không: Đây là loại quả mà người trào ngược dạ dày cần bổ sung bởi thành phần chứa nhiều acid amin và khoáng chất, các chất này giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm cảm giác đau bụng, ợ nóng, ợ chua. Ngoài ra các dưỡng chất sẽ thúc đẩy phục hồi thương tổn tại niêm mạc.
- Việt quất: Việt quất chứa hàm lượng cao chất xơ và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, việt quất còn chứa thành phần Proanthocyanidins Flavonoid – hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn HP phát triển. Từ đó cải thiện tình trào ngược và các bệnh lý khác về dạ dày.
Bài viết giải đáp chi tiết cho thắc mắc “trào ngược dạ dày có nên ăn dứa không?”. Có thể thấy dứa là loại trái cây mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên những người bị trào ngược không nên ăn loại trái cây này để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thay vào đó nên bổ sung các loại trái cây khác để cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
XEM THÊM:
- Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc
- Cách Dùng Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày Và Lưu ý
- Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Trái Cây Gì Và Không Nên Ăn Gì?
- Trào Ngược Dạ Dày Ăn Mít Được Không? Hướng Dẫn Cách DùnG
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!