Trào Ngược Dạ Dày Gây Ù Tai Là Gì? Cách Điều Trị Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày và ù tai tưởng chừng là hai bệnh lý riêng biệt thế nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây ù tai là gì? Cách xử lý khi gặp phải hiện tượng này như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích.

Trào ngược dạ dày gây ù tai là gì?

Trào ngược dạ dày là hiện tượng axit và dịch vị trong dạ dày bị đẩy ngược lên vùng thực quản do cơ thắt thực quản dưới giãn mở không đúng cách. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, đau ngực, nóng rát thượng vị,…

Trào ngược dạ dày có gây ù tai và kèm theo nhiều triệu chứng khác
Trào ngược dạ dày có gây ù tai và kèm theo nhiều triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng trên, một số người bệnh còn gặp phải các dấu hiệu như ù tai, đau tai, viêm tai giữa. Kết quả của tình trạng này là do dịch vị axit trào ngược lên gây tổn thương dây thần kinh số 8. Bệnh thường xuất hiện ở những người bị trào ngược ở mức độ nặng với cái triệu chứng diễn ra liên tục.

Tuy nhiên người bệnh bị ù tai cũng có thể không phải do trào ngược dạ dày. Bạn cần loại bỏ các yếu tố khác để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn. 

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ù tai

Trào ngược dạ dày gây ù tai nguyên chân chính là do axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản và tiếp xúc với các cơ quan khác trong hệ hô hấp. Lúc này axit có thể tràn vào tai qua đường ống Eustachius, gây kích thích các cảm biến trong tai, gửi tín hiệu về não bộ dẫn đến cảm giác chóng mặt ù tai và những vấn đề liên quan khác.

Ngoài ra, khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ làm tổn thương cho niêm mạc và các mô xung quanh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, triệu chứng có thể lan rộng đến vùng tai mũi họng, gây viêm đường hô hấp hoặc dẫn đến cảm giác ù tai.

Một nguyên nhân khác nữa đó là do dây thần kinh sọ số 8 có chức năng mang tín hiệu âm thanh từ tai trong tới não. Khi axit dạ dày trào ngược lên sẽ kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh sọ số 8, từ đó dẫn đến hiện tượng ù tai.

Triệu chứng trào ngược dạ dày có gây ù tai

Những người bị trào ngược dạ dày gây ù tai thường có những dấu hiệu như sau:

  • Ù tai, đau tai: Nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày cho biết họ có cảm giác bị ù tai hoặc đau bên trong tai.
  • Ho: Trào ngược dạ dày có thể gây ho khan do niêm mạc họng bị kích ứng.
  • Viêm họng: Dịch vị dạ dày bị trào ngược liên tục gây viêm nhiễm niêm mạc họng. Từ đó dẫn đến hiện tượng viêm họng, đau họng, khó nuốt.
  • Cảm giác đau ngực: Người bệnh thường có cảm giác đau phía sau lồng ngực. Triệu chứng này có thể tương tự như cơn đau tim nhưng lại không liên quan gì đến các vấn đề tim mạch.
  • Tiêu chảy, khó tiêu: Người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón hoặc chướng bụng do dịch vị dạ dày trào ngược lên tác động tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Đắng miệng, chua miệng: Khi dịch vị axit trào ngược lên vùng hầu họng trong thời gian dài sẽ xuất hiện cảm giác chua và đắng ở miệng. 

Trào ngược dạ dày gây ù tai có gây nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây ù tai không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại có tác động tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh trào ngược dạ dày mãn tính có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa. Sự kết hợp giữa trào ngược dạ dày thực quản với các bệnh tai mũi họng sẽ gây ra nhiều triệu chứng như: Ho mạn tính, hen suyễn, khàn giọng, đau họng, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai giữa mạn tính….

Nếu hiện tượng này xuất hiện ở trẻ nhỏ, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình học tập, sinh hoạt của trẻ. Vì vậy ngay khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Trào ngược dạ dày gây viêm tai giữa sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh
Trào ngược dạ dày gây viêm tai giữa sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh

Điều trị trào ngược dạ dày gây ù tai

Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày gây ù tai có thể cải thiện bệnh bằng một trong số những phương pháp sau:

Áp dụng mẹo dân gian

Đối với trường hợp bị trào ngược dạ dày gây viêm tai giữa, ù tai, đau tai ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

Mật ong, nghệ

Cả mật ong và nghệ đều là 2 nguyên liệu có khả năng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt, giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chữa lành vết thương tại niêm mạc, thúc đẩy tiêu hóa, giúp làm giảm chứng ợ hơi, ợ nóng, đau tức ngực,…

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 muỗng mật ong, 1 muỗng bột nghệ tươi, 1/2 ly nước ấm.
  • Pha bột nghệ và mật ong cùng với nước ấm.
  • Khuấy đều cho tan ra.
  • Uống ngay sau khi vừa pha để đạt hiệu quả.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ giúp tình trạng trào ngược dạ dày được thuyên giảm.

Gừng 

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là một nguyên liệu tự nhiên có tác dụng cải thiện tiêu hóa, làm dịu cơn đau bụng, chướng bụng, ợ hơi. Ngoài ra gừng cũng có tác dụng làm giảm trào ngược dạ dày. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu này để loại bỏ triệu chứng ù tai do bệnh trào ngược gây ra.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng gừng tươi: Bạn có thể cắt lát miếng gừng để nhai trực tiếp hoặc dùng gừng để nấu canh, súp hoặc nghiền nhuyễn để làm gia vị cho các món ăn. 
  • Uống trà gừng: Bạn đập dập nhánh gừng và cho vào ấm trà hãm với nước sôi trong vòng 10 phút. Dùng nước này pha thêm với 1-2 thìa mật ong để uống hàng ngày.
  • Dùng sản phẩm từ gừng: Gừng cũng thường được chế biến dưới dạng viên ngậm, viên uống hoặc viên nang. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các chế phẩm này để giúp cải thiện trào ngược dạ dày.

Lá mơ lông

Lá mơ lông cũng được dùng để điều trị trào ngược dạ dày mà bạn nên sử dụng. Trong thành phần của lá mơ lông có chứa nhiều protein, vitamin C, tinh dầu và một số hợp chất khác. Những hoạt chất này có tác dụng giải độc, sát khuẩn, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt lá mơ lông còn giúp cải thiện tình trạng sưng viêm tại niêm mạc dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 ít lá mơ lông, rửa sạch sẽ rồi ngâm với nước muối 10 phút.
  • Có thể ăn sống, hấp chín, xay nhuyễn với nước hoặc chế biến thành món trứng chiên lá mơ.
  • Sử dụng phương pháp thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.

Đừng bỏ lỡ: 6 Cách Dùng Lá Mơ Lông Chữa Trào Ngược Dạ Dày Khỏi Nhanh

Lá trầu không

Lá trầu không có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến dạ dày. Cụ thể, trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng lớn hoạt chất tanin, giúp kiểm soát lượng axit trong dạ dày, đồng thời làm dịu vết loét trong niêm mạc. Từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản.  

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 10 lá trầu không, rửa sạch với nước muối loãng.
  • Đem lá trầu không nấu với 300ml nước.
  • Nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 15 phút.
  • Gạn lấy nước thuốc để nguội bớt và uống.
  • Nên dùng trước bữa ăn 1 tiếng.
  • Sử dụng phương pháp này mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao.
Sử dụng lá trầu không giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày
Sử dụng lá trầu không giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

Dùng thuốc Tây y

Người bị trào ngược dạ dày gây đau tai, ù tai có thể sử dụng một số loại thuốc trào ngược dạ dày như sau:

  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI): Nhóm thuốc này bao gồm các thuốc như: Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole,…. Thuốc có tác dụng làm giảm sản xuất axit dạ dày, từ đó giúp làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
  • Thuốc kháng histamine-2 (H2 blockers): Những loại thuốc phổ biến như: Ranitidine, Zantac, Tagamet… có tác dụng giảm sản sinh axit trong dạ dày, giúp ngăn ngừa hiện tượng trào ngược, ợ chua, ợ hơi, đau bụng thượng vị,…
  • Thuốc trung hòa Acid và Alginate: Bao gồm các loại thuốc có chứa các muối nhôm và các muối magnesi như: Maalox, Gastropulgite, Alusi… Tác dụng chính đó là giúp ngăn dịch vị trào ngược lên thực quản.
  • Thuốc chống trầm cảm: Nếu nguyên nhân gây ra cả hai vấn đề như trào ngược dạ dày và ù tai là do trầm cảm lo âu thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc như: Clomipramine, Imipramine, Desipramine, Nortriptyline, Protriptylin, Trazodone, Sertraline…
  • Thuốc trợ vận động (Prokinetics): Nhóm thuốc này bao gồm các loại như: Metoclopramide, Domperidone, Baclofen,… có tác dụng tăng đào thải axit trong lòng thực quản, giúp làm rỗng dạ dày và tăng nhu động của cơ thực quản.

Xem Thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam

Hướng dẫn phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện bệnh

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây ù tai, bạn cần thực hiện một số vấn đề sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là cách giúp bạn giảm căng thẳng, cải thiện cân nặng, nâng cao sức khỏe tổng thể. Từ đó giúp giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Một số bài tập người bệnh có thể áp dụng đó là: tập thở, tập yoga, thẩm thể dục nhịp điệu, đi bộ, tăng cường cơ bụng.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Bạn nên hạn chế uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá. Đồng thời nên tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc hoặc ăn khuya. Vì những thói quen này đều sẽ làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày. 
  • Ăn uống khoa học: Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, sữa chua để bổ sung chất xơ và probiotic cho đường ruột.
  • Nói không với chất kích thích: Người đang bị trào ngược dạ dày không nên hút thuốc lá hay uống rượu bia. Đồng thời nên hạn chế những loại đồ uống khác như cà phê, nước ngọt có gas để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng, mệt mỏi có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy bạn nên thư giãn tinh thần bằng các hoạt động như yoga chữa trào ngược dạ dày, thiền hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng để giúp giảm stress hiệu quả.
  • Nâng cao gối khi ngủ: Những người có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản hãy nâng cao đầu khi ngủ và nên nằm nghiêng sang bên trái để giảm nguy cơ bị trào ngược.

Trên đây là những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày gây ù tai, người bệnh có thể tham khảo. Các bác sĩ cho biết khi gặp phải tình trạng này bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp. Tránh việc tự ý phán đoán bệnh và uống thuốc khi không có sự tham vấn từ người có chuyên môn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...