Sâm Bố Chính: Tác Dụng, Cách Ngâm Rươụ Và 20 Bài Thuốc Hay

Sâm bố chính không chỉ là loại thực vật có hoa đẹp mà còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vì lẽ đó nên nó còn được gọi là “nhân sâm Việt Nam” được dùng chủ yếu trong chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, chứng suy nhược thần kinh, suy giảm sức khỏe… Sâm bố chính thường được kết hợp với các dược liệu khác để làm bài thuốc sắc hoặc ngâm rượu sử dụng rất tốt.

Tổng quan về cây sâm bố chính

  • Tên gọi khác: Nhân sâm Phú Yên, thổ hào sâm, cây bảo sâm, sâm bổ chính…
  • Tên khoa học: Hibiscus sagittifolius Kurz
  • Họ: Cẩm quỳ (Malvaceae)

1. Đặc điểm, hình thái nhận biết cây sâm bố chính

Sâm bố chính là loại cây thân thảo, thân cây dạng cỏ mọc thẳng đứng. Do thân cây khá yếu ớt nên thường sống dựa hoặc bám vào những cây có kích thước lớn và cứng cáp hơn. Cây có chiều cao từ 50cm – 1 mét. Mặc dù là cây thân thảo nhưng phần rễ cây rất lớn, phát triển thành củ và hình dạng giống như củ nhân sâm, có màu trắng hoặc vàng nhạt với kích thước khoảng 1.2 – 2cm.

Lá cây sâm bố chính hình trái xoan hoặc hình tim, thon dài, phiến lá nhọn dần từ đầu xuống cuối lá và trên bề mặt lá phủ lớp lông đơn. Loài cây này có hoa rất đẹp, kích thước lớn, đường kính có thể lên đến 8cm với 2 màu chủ yếu là hồng hoặc đỏ có phớt vàng nhẹ. Hoa thường mọc đơn lẻ từ phần kẽ lá, trên hoa có lông cứng và cuống hoa có chiều dài từ 5 – 8cm.

Phần đài hòa có hình túi dài từ 12 – 14cm, có răng cưa và lông tua tủa. Khi đài hoa rụng sẽ để lộ 5 cánh hoa bên trong có kích thước từ 5 – 6cm. Phần nhị hoa gắn liền dính vào với nhau và được bao bọc bởi một lớp phấn phủ màu vàng đến tận gốc.

Quả của sâm bố chính có hình bầu dục gần giống như quả trứng và có kích thước dài gấp 3 lần đài hoa. Bề ngoài quả được phủ lông, khi quả chín sẽ tự nứt ra thành 5 mảnh, cả bên trong lẫn bên ngoài đều được phủ kín bởi lông. Phần hạt quả có màu nâu, mặt ngoài thô ráp với những đường vân nằm sát nhau.

Một số hình ảnh sâm bố chính trong tự nhiên

Sâm bổ chính
Cây sâm bố chính có thân thảo, mọc thẳng đứng và mọc chung thành các cụm lớn
Sâm bổ chính
Hoa sâm bố chính có màu đỏ hoặc hồng ở cánh hoa, phớt vàng ở phần nhụy
Sâm bổ chính
Nụ hoa sâm bố chính có màu xanh lục trước khi nở thành hoa

2. Phân bố

Sâm bố chính là loại cây mọc hoang, nhờ thành phần dược tính cao sử dụng trong làm thuốc nên được nhân giống trồng rộng rãi trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Trong đó có một số tỉnh thành phía Bắc như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Bắc, các tỉnh miền Nam Trung Bộ như Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình, Đồng Tháp, Gia Lai…

3. Phân loại sâm bố chính

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sâm với những đặc tính và công dụng chữa bệnh khác nhau khiến người bệnh nhầm lẫn trong việc chọn mua sử dụng. Vậy làm sao để nhận biết chính xác nên chọn sư dụng loại sâm nào. Trên thực tế, không có một căn cứ khoa học nào để phân loại sâm bố chính, người ta thường nhìn vào màu sắc hoặc nơi trông để phân chia.

Phân loại theo màu sắc

  • Sâm bố chính màu đỏ hoặc hồng: Loại này được chia làm nhiều loại với các màu sắc khác nhau như màu đỏ hồng, đỏ tươi hoặc hồng phấn. Trong đó, hoa màu đỏ tươi là loại phổ biến nhất và được nhân giống rộng rãi để cho sản lượng cao phục vụ nhu cầu của người dân. Riêng sâm bố chính màu hồng phấn thường chỉ mọc tự nhiên trên rừng hoặc trồng làm kiểng vì khá hiếm. Phần củ cũng có thể sử dụng để làm thuốc vì có dược tính cao.
  • Sâm bố chính hoa vàng: Về đặc điểm hình thái thì loại này cũng tương tự như hoa màu đỏ, nhưng khác về màu hoa. Hoa có màu vàng, cánh mỏng và nhanh tàn. Tuy nhiên, loại này thường chỉ mọc hoa và không cho củ.

Phân loại theo địa hình

  • Địa hình bán sơn địa: Chủ yếu ở một số tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh… Loại sâm bố chính được trồng ở đây thường có giá thành khá rẻ trên thị trường, dễ dàng tìm mua và sử dụng.
  • Địa hình đồng bằng: Chủ yếu ở các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu… Loại sâm tại đây thường không được dùng nhiều vì hàm lượng dưỡng chất không cao do thổ nhưỡng chủ yếu là phù sa.
  • Địa hình đồi núi dưới 1000m: Chủ yếu ở các tỉnh thành như Tây Nguyên, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng… Nguồn sâm bố chính xuất phát từ các tỉnh thành này được săn tìm sử dụng rất nhiều do chứa dược tính cao nên giá thành cũng khá đắt.

4. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế

  • Bộ phận dùng: Củ sâm bố chính là bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc.
  • Thu hái: Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch là vào mùa đông.
  • Cách sơ chế: Tùy vào nhu cầu sử dụng cua mỗi người mà áp dụng cách sơ chế tươi hoặc khô khác nhau. Đối với sâm tươi sau khi đào về, rửa sạch và cắt bớt phần rễ con xung quanh. Sau đó đem đi ngâm vào nước vo gạo qua đêm và ngâm rượu dùng dần. Còn đối với sâm khô thì có thể sử dụng được lâu hơn.
  • Bảo quản: Cần cho vào túi hoặc hũ kín bảo quản ở nơi khô ráo, tránh để tiếp xúc với côn trùng, ẩm mốc, mối mọt…

5. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, phần rễ hay còn gọi là củ sâm bố chính có chứa các thành phần sau đây:

  • Khoảng 15.14% tinh bột và 18.92% chất nhầy.
  • Chứa các acid béo, acid hữu cơ, phytosterol, coumarin, hợp chất uronic và đường khử.
  • Hàm lượng lipid trong sâm khoảng 3.9% gồm các hoạt chất như acid stearic, acid myrisris, acid oleic, acid linoleic…
  • Hàm lượng cao acid amin gồm 11 chất như arginin, alanin, tyrosin, histidin, threonin, prolin, leucin, valin, phenylalanin…
  • Đặc biệt có chứa đến 13 nguyên tố vi chất gồm: natri, magie, nhôm, sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan, đồng…
  • Omega 3 tươi gồm 3 0.009%, 6 0.66% và 9 0.054%.

Tác dụng của vị thuốc sâm bố chính

Theo Y học cổ truyền

Theo ghi chép trong y học cổ truyền, sâm bố chính có tính mát, vị ngọt đắng và quy vào kinh Phế, Tỳ. Vì vậy, với khả năng sinh tân dịch, ích huyết, chỉ khát và bổ khí giúp hỗ trợ kích thích tiêu hóa, bổ tỳ vị, trị chứng suy nhược, bệnh đường hô hấp…

Sâm bố chính
Sâm bố chính là dược liệu có tính mát, vị đắng ngọt và có tác dụng ích huyết, chỉ khát…

Theo Y học hiện đại

Còn trong Y học hiện đại, sâm bố chính được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý, cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Có thể kể đến một số công dụng chính sau đây:

  • Điều trị và điều hòa rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
  • Hỗ trợ bồi bổ lưu thông khí huyết
  • Điều trị bệnh lao phổi cho trẻ em
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy…
  • Chữa chứng ra nhiều mồ
  • Chữa suy nhược thần kinh
  • Cải thiện chức năng sinh lý

Lưu ý: Liều dùng sâm bố chính dưới dạng sắc thuốc uống, thuốc viên, thuốc bột hoặc ngâm rượu nên dùng liều tối đa là 10 – 20g/ ngày.

Các cách sử dụng sâm bố chính phổ biến

Vì đây là loại dược liệu tốt cho sức khỏe và có nhiều tác dụng chữa bệnh nên các chuyên gia khuyến khích áp dụng các cách chế biến sau để sử dụng được lâu hơn.

1. Ngâm rượu sâm bố chính

Cách thực hiện

  • Sâm bố chính tươi đem rửa sạch, chà xát cho sạch bụi bẩn, sau đó đem sao vàng hạ thổ.
  • Xếp vào trong hũ thủy tinh, đổ rượu trắng 40 độ vào với tỷ lệ 1:10, tức là 1kg sâm tương đương với 10 lít rượu
  • Ngâm trong vòng 1 – 2 tháng là có thể sử dụng được. Sử dụng hằng ngày với liều lượng thích hợp giúp điều trị được rất nhiều bệnh.

2. Phơi khô sâm bố chính

Với lượng sâm bố chính nhiều nên áp dụng cách này để bảo quản được lâu hơn mà không bị hư hỏng.

Cách thực hiện

  • Sơ chế dược liệu sạch sẽ, ngâm qua nước muối để diệt sạch vi khuẩn.
  • Cắt sâm thành từng lát mỏng, phơi dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi héo hoàn toàn.
  • Cho vào hũ kín hoặc túi kín bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt.
  • Khi sử dụng lấy ra một ít đem hãm thành trà để uống rất tốt cho sức khỏe.

3. Sâm bố chính ngâm mật ong

Cách thực hiện

  • Sơ chế dược liệu sạch sẽ và cắt thành từng lát mỏng.
  • Cho hết số sâm bố chính đã cắt vào hũ thủy tinh, đổ mật ong vào ngập bề mặt dược liệu và ngâm trong vòng 2 –  tháng là có thể lấy ra sử dụng được.
  • Hằng ngày lấy mật ong pha nước ấm uống và kết hợp ăn vài lát sâm giúp đạt được hiệu quả điều trị bệnh rõ rệt.

Gợi ý một số bài thuốc sâm bố chính kết hợp các dược liệu chữa bệnh hiệu quả

Bên cạnh những cách đơn giản trên, còn có rất nhiều bài thuốc sử dụng sâm bố chính kết hợp với các loại dược liệu Đông y khác để làm bài thuốc chữa bệnh.

1. Chữa bệnh lao phổi ở trẻ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm 6 – 10g sâm bố chính dạng bột, , 200g siro cam thảo và 180ml nước sôi để nguội.
  • Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị. Mỗi ngày dùng 1 thìa cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

2. Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu sau: sâm bố chính, ngải cứu và ích mẫu mỗi thứ 16g, cây nhọ nồithục địa mỗi thứ 20g, 12g củ cây gai và 10g củ ấu.
  • Rửa sach các dược liệu đã chuẩn bị, trong đó đem ngải cứu và cỏ nhọ nồi sao vàng.
  • Cho tất cả số dược liệu trên vào siêu thuốc, đổ 1 lít nước vào đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 200ml nước cô đặc thì tắt bếp.
  • Đô nước ra chén chia làm 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.

3. Chữa bệnh thiếu máu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm sâm bố chính, hà thủ ô và hạt sen mỗi loại 100g, 12g thảo quả, 8g đại hồi, 40g thảo quả.
  • Rửa sạch các vị thuốc, trộn chung rồi tán nhuyễn, vo thành từng viên nhỏ cho vào hũ thủy tinh bảo quản.
  • Mỗi lần sử dụng 20g, chia làm 2 lần uống sáng tối.

4. Bài thuốc bổ thận tráng dương

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm 1kg sâm bố chính, 1.5kg đậu đen, 500g hoàng tinh, 200g hạt tơ hồng, liên tu, ba kích, cây mú từn, sừng nài, tục đoạn, hoài sơn, hạt sen mỗi loại 1kg.
  • Sơ chế các dược liệu theo cách sau: ba kích đem tẩm muối sao vàng, đậu đen sao tồn tính, sừng nai đem đắp đất sét nung tồn tính, các dược liệu còn lại tán nhuyễn. Trộn các dược liệu lại với nhau và vo thành từng viên nhỏ 4 – 6g.
  • Sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần từ 8 – 12g tùy theo tình trạng bệnh.

5. Chữa chứng hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g thổ hào sâm, hạt sen, hà thủ ô, long nhãn, trái dâu chín, củ mài, rau má mỗi loại 12g, táo nhân và bá tử nhân mỗi loại 8g.
  • Rửa sạch các vị thuốc trên rồi cho vào siêu thuốc sắc thành nước, sử dụng mỗi ngày 1 thang.

6. Chữa bệnh trầm cảm

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: Thổ hào sâm 16g, hoài sơn, long nhãn, hà thủ ô, bá tử nhân mỗi loại 12g, toan táo nhân, bán hạ chế, liên tu, cam thảo dây, xương bồ mỗi loại 8g và 4g nhục quế.
  • Đem sắc các vị thuốc trên để lấy nước uống.
  • Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm bớt thì giảm liều theo hướng dẫn của thầy thuốc.

7. Chống suy dinh dưỡng và các bệnh đường ruôt ơ trẻ em

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 25g thổ hào sâm, 20g hạt ý dĩ, 15g hạt sen,10g bạch chỉ và 30g hoài sơn.
  • Sao chính tất cả các nguyên liệu và tán thành bột mịn. Cho vào nồi trộn với một ít nước hoặc thêm đường để nấu thành cao lỏng rồi cho vào hũ thủy tinh bảo quản.
  • Mỗi ngày cho trẻ sử dụng 4 – 10g hòa với nước ấm để uống.

8. Chữa bệnh đái tháo đường

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các thành phần dược liệu gồm: Thổ hào sâm, rễ cỏ tranh, tỳ giải, củ mài, quốc lão, hoạt thạch, giao đằng, hắc sâm, lá tre, hạt sen và xa tiền thảo.
  • Đem sắc tất cả các vị thuốc trên lấy nước uống hằng ngày.
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc này liên tục trong vòng một tháng, mỗi ngày 1 thang sẽ đạt được kết quả rõ rệt.

9. Bài thuốc chữa bệnh tiểu ra dưỡng chất

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị thổ hào sâm, tỳ giải, huyền sâm, mã đề, cam thảo cam, rễ cỏ tranh, liên nhục, ý dĩ, trúc diệp, củ mài mỗi loại 12g và 6g hoạt thạch.
  • Đều đặn hằng ngày sắc 1 thang thuốc, nên uống sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

10. Bài thuốc chữa chứng bệnh tay chân lạnh, ra nhiều mồ hôi

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị thổ hào sâm, đương quy, hoàng kỳ mỗi thứ 20g, 12g phục linh (tẩm sữa), tẩm mật rượu sao 12g, chích thảo và lộc nhung mỗi loại 8g nung nghiền nhuyễn.
  • Đem sắc hết các dược liệu đã chuẩn bị lấy nước uống hết trong ngày.

11. Bài thuốc hỗ trợ phục hồi sau khi bị bỏng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị sâm bố chính, ý dĩ, hoài sơn mỗi loại 16g, hà thủ ô, kê huyết đằng, bạch truật, sa sâm và thục địa mỗi loại 12g, 8g trần bì và 10g kỷ tử.
  • Đem sắc hết các dược liệu lấy nước thuốc uống hằng ngày.

12. Bài thuốc phục hồi sức khỏe sau khi ốm hoặc lao động mất sức

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 180g sâm bố chính, hoài sơn và hạt sen mỗi loại 80g, 8g hạt cau (binh lang) và 40g bạch truật.
  • Sao vàng các dược liệu rồi đem tán thành bột mịn cho vào hũ thủy tinh bảo quản sử dụng dần.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 20g hòa vào nước ấm để uống, kiên trì thực hiện cho đến khi cơ thể phục hồi trở lại.

13. Bài thuốc chữa bệnh động kinh

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị sâm bố chính, nam tam tinh, yết vĩ, trần bì mỗi loại 20g, 1g chu sa, 40g ý dĩ, 4g quế và 1 quả tim heo.
  • Rửa sạch các dược liệu và sơ chế làm sạch tim heo để hết mùi tanh hôi.
  • Đem tán các vị thuốc trên (ngoại trừ chu sa) thành bột mịn và trộn với chu sa, nhồi hết vào bên trong quả tim heo.
  • Đem hấp cách thủy trong vòng 40 phút thì thái miếng mỏng ăn hết trong ngày.

14. Bài thuốc chữa bệnh tiểu són, táo bón

Cách thực hiện

  • Bài thuốc này sử dụng 2 dược liệu chính là sâm bố chính và cao ban long.
  • sâm bố chính nấu cô đặc cho thành cao, cho vào lọ thủy tinh bảo quản.
  • Mỗi lần sử dụng lấy 1 thìa sâm bố chính hòa với 1 thìa cao ban long để uống.

15. Bài thuốc điều trị chứng khí hư bạch đới

Cách thực hiện

  • Sử dụng phần củ sâm bố chính, rửa sạch và giã nhỏ.
  • Đem nấu với gạo nếp và ăn thay cơm. Một tuần có thể ăn 2 – 3 lần để tăng cường hiệu quả điều trị.

16. Bài thuốc trị chứng nóng sốt kéo dài

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g sâm bố chính, 3g nhục quế và 30g thục địa.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang sắc lấy nước uống hằng ngày.
  • Khuyến khích áp dụng cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

17. Bài thuốc điều trị chứng chuột rút

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị sâm bố chính, cát căn, liên nhục, mẫu lệ chế, đương quy và hoài nhân mỗi loại 16g, trần bì, cam thảo, phòng phong và ngải diệp mỗi loại 10g, thổ phục linh và tục đoạn mỗi loại 20g, hoàng kỳ, xương bồ và bạch truật mỗi loại 12g.
  • Đem sắc các dược liệu, chắt lấy nước thuốc uống ngày 2 lần và nên uống sau mỗi bữa ăn.

18. Bài thuốc dành cho những người gầy yếu hoặc béo bệu, rối loạn ăn uống, hay đầy bụng, khó tiêu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 8g hoàng kỳ, 40g bạch truật và 4g ngũ vị đem đi sao mật, 40g sâm bố chính, 1.2g phục tử chế, 4g chích cam thảo, 4g mạch môn, 6g hạt sen, vài lát gừng nướng cùng vài quả táo ta.
  • Đem sắc tất cả các dược liệu để lấy nước uống mỗi ngày.

19. Chữa chứng tiêu hóa và bài tiết ngưng trệ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu sau: 20g sâm bố chính, 40g bạch truật (tẩm sữa sao) và 4g trầm hương.
  • Sắc sâm bố chính lấy nước, trầm hương và bạch truật mài thành bột cho vào.
  • Trộn đều và chia làm 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày.

20. Bài thuốc giúp phục hồi sức khỏe sau khi điều trị bệnh áp xe phổi

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị sâm bố chính và hoài sơn mỗi loại 16g, ý dĩ, bách hợp, kim ngân hoa và sinh địa mỗi loại 12g.
  • Sắc thuốc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi đạt được hiệu quả rõ rệt.

21. Bài thuốc điều trị bệnh suy nhược thần kinh

Cách thực hiện

  • Cách 1: Sử dụng các dược liệu gồm sâm bố chính và sinh địa mỗi loại 20g, đại táo, hoàng cầm và sài hồ mỗi loại 12g, bạch thuộc và đương quy mỗi loại 8g, 6g xuyên khung và 4g cam thảo. Đem sắc tất cả các vị thuốc này và sử dụng đều đặn mỗi ngày một thang thuốc.
  • Cách 2: Chuẩn bị 20g sâm bố chính, 12g hoàng kỳ, bạch linh và viễn chí mỗi loại 6g, đương quy, táo nhân, mộc hương, long nhãn, bạch truật, cúc hoa và bạch thược mỗi loại 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang liên tục cho đến khi cải thiện hoàn toàn triệu chứng suy nhược.

Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng sâm bố chính

Sử dụng sâm bố chính đúng cách chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cực kỳ tốt cho sức khỏe và điều trị một số bệnh lý thường gặp như vừa kể trên. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sử dụng cũng đều đạt được hiệu quả, điều này thường xuất phát từ việc sử dụng sai cách hoặc phạm phải một số điều lưu ý sau đây:

Sâm bố chính
Dùng sâm bố chính chế biến thành các món hầm dược liệu vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe
  • Với những người có thể trạng hư hàn trước khi sử dụng sâm bố chính phải tẩm nước gừng và sao cho thật kỹ để giam bớt tính mát trong dược liệu.
  • Không kết hợp sâm bố chính với lê lô vì 2 loại dược liệu này kỵ nhau gây phản ứng ngược.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh bằng sâm bố chính để tránh làm giam tác dụng.
  • Nên phân biệt chính xác loại sâm bố chính dược liệu dùng để chữa bệnh với các loại cây làm cảnh. Chú ý chọn mua ở những cửa hàng uy tín, đáng tin cậy để tránh mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, giảm công hiệu của bài thuốc.
  • Ngoài áp dụng các bài thuốc, bạn cũng có thể sử dụng sâm bố chính để chế biến thành các món ăn ngon như hầm sườn heo, hầm gà hoặc hãm trà uống thay các loại trà thông thường cũng rất tốt.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích về dược liệu sâm bố chính. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở bệnh viện Y học cổ truyền để được kê đơn thuốc có sâm bố chính phù hợp.

Tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...