Trào Ngược Dạ Dày Gây Nghẹt Mũi Có Sao Không, Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, mãn tính. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng bệnh tai mũi họng như ngạt mũi, viêm họng, ngứa họng, khàn tiếng, viêm xoang. Vậy tại sao bị trào ngược lại có triệu chứng này, có nguy hiểm không và có cách nào điều trị không? 

Trào ngược dạ dày có gây nghẹt mũi không?

Trào ngược dạ dày lên mũi là tình trạng bệnh đã nặng, thường ở giai đoạn B trở lên. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thực quản mà còn tổn thương thanh quản, trong đó có các trường hợp như:

  • GERD: Trào ngược dạ dày gây tổn thương thực quản, người bệnh có cảm giác nóng rát ở vùng sau xương ức. 
  • LPR: Trào ngược gây ảnh hưởng đến họng và dây thanh quản. 
  • SERD: Trào ngược mức độ mạnh, chất lỏng từ dạ dày trào ngược lên mũi. Khi đó SERD bao gồm tất cả triệu chứng của LPR và thêm trào ngược dạ dày gây viêm xoang, viêm mũi, hen suyễn. 

Khi acid và dịch vị dạ dày tiếp xúc với niêm mạc ở họng, mũi có thể gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, trào ngược dạ dày gây viêm họng, viêm xoang, ngứa họng, khàn tiếng. 

Trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi là biến chứng khi bệnh trở nặng
Trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi là biến chứng khi bệnh trở nặng

Theo đó có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dịch acid dạ dày trào ngược lên mũi.

  • Rối loạn hoạt động cơ thắt thực quản: Đây là cơ ở đáy thực quản, có nhiệm vụ ngăn acid dạ dày, thức ăn không trào ngược lên. Nếu cơ thắt hoạt động yếu, không đóng chặt thì acid dạ dày sẽ đi ngược lên hệ tiêu hóa, vào niêm mạc họng và mũi. 
  • Tăng tiết acid dạ dày: Một số người dạ dày sản xuất acid quá nhiều, có thể do thức ăn, vi khuẩn HP, căng thẳng, dùng thuốc kháng dạ dày. Sự tăng tiết tạo điều kiện cho acid trào ngược lên thực quản, vùng hô hấp khác. 
  • Đặc điểm cá nhân: Có một số trường hợp cơ địa dễ bị trào ngược hơn bình thường do yếu tố di truyền hoặc cơ thể không kiểm soát được chức năng dạ dày. 

Trào ngược dạ dày lên mũi có sao không?

Bị trào ngược dạ dày thực quản lên mũi ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Lúc này, bên cạnh các triệu chứng của trào ngược như ợ chua trào ngược dạ dày, ợ nóng thì còn xuất hiện các triệu chứng ở tai mũi họng, trào ngược dạ dày thanh quản

Gây nghẹt mũi và ho

Dịch vị trào ngược lên kích thích cơ chế phản xạ đường hô hấp dưới của cơ thể để tránh không cho acid dạ dày vào phổi. Khi đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, tần suất ngày càng nhiều, trào ngược dạ dày ho về đêm hoặc sau khi ăn, khi đang nằm. 

Nghẹt mũi, ho dai dẳng và cổ họng sưng đau là hệ lụy của trào ngược dạ dày
Nghẹt mũi, ho dai dẳng và cổ họng sưng đau là hệ lụy của trào ngược dạ dày

Đồng thời cổ họng sưng đỏ, cảm giác nuốt nghẹn, nóng rát ở giữa ngực và sau xương ức, sáng sớm ngủ dậy thường bị khàn giọng, khàn tiếng.

Trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi, viêm thanh quản

Bị trào ngược dạ dày có gây nghẹt mũi không? Trong quá trình dịch vị trào ngược từ dạ dày lên mũi và đi qua thanh quản sẽ gây tổn thương cơ quan này. Lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng như mất giọng, khàn tiếng, cảm giác vướng víu, nóng rát ở cổ do bị kích ứng, ho nhiều. Đặc biệt trong cổ họng sẽ xuất hiện nhiều chất dịch nhầy, có vị chua hoặc đắng. 

Viêm xoang

Acid dạ dày trào ngược lên mũi họng, tác động với acid hệ thống nhầy trong mũi bị rối loạn gây ra viêm nhiễm ở niêm mạc mũi. Từ đó xuất hiện phù nề, tắc các lỗ thông mũi xoang, ứ đọng dịch, giảm oxy khoang mũi, dẫn đến viêm xoang, nghẹt mũi. 

Nhiều trường hợp bệnh nhân có vi khuẩn HP lẫn trong dịch vị, bị trào ngược lên mũi gây nhiễm trùng đường hô hấp. Cộng hưởng với yếu tố tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm xoang. 

Bị trào ngược có thể gây ra viêm xoang, nghẹt mũi
Bị trào ngược có thể gây ra viêm xoang, nghẹt mũi

Tình trạng này thường xảy ra nhiều ở trẻ em do cấu trúc lỗ thông mũi xoang hẹp hơn người lớn. Niêm mạc mũi họng ở trẻ dễ bị tổn thương hơn. Nếu dịch tiết ra ứ đọng khiến áp lực xoang quá thấp, sau thời gian sẽ dẫn đến xoang hút chất dịch ở mũi nang cùng vi khuẩn theo chiều ngược lại. Điều này sẽ dẫn đến viêm xoang mãn tính rất nguy hiểm. 

Phù nề họng mũi và biến chứng khác

Tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm nhiễm, phù nề ở niêm mạc vùng họng, cổ họng bị nghẹt, thắt chặt, ho mãn tính.

Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra các hệ lụy khác ở đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, giãn phế quản, viêm amidan, ung thư thanh quản,…

Cách nhận biết trào ngược dạ dày lên mũi

Với những bệnh nhân mắc các bệnh lý tai mũi họng trên, nếu có thêm tình trạng trào ngược dạ dày thì ngoài triệu chứng bệnh chính ẽ có thêm dấu hiệu của bệnh dạ dày. Tiêu biểu như đau bụng, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, cảm giác nóng rát phía sau xương ức. 

Ngạt mũi, ho dai dẳng, mắc bệnh tai mũi họng là triệu chứng điển hình
Ngạt mũi, ho dai dẳng, mắc bệnh tai mũi họng là triệu chứng điển hình

Đây là cách phân biệt bệnh lý tai mũi họng thông thường với bệnh tai mũi họng có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, để chắc chắn hơn, bạn có thể tiến hành nội soi để phát hiện các tổn thương ở thanh quản, vùng họng. 

Cách điều trị trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi hiệu quả

Trào ngược dạ dày lên mũi là tình trạng nặng của bệnh do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời. Với tình trạng này, bệnh nhân cần điều trị trào ngược dạ dày đồng thời xử lý các triệu chứng đi kèm như viêm xoang, nghẹt mũi, ho, viêm thanh quản,…

Mẹo dân gian cải thiện tại nhà

Các phương pháp hay mẹo dân gian chỉ áp dụng với mục đích cải thiện triệu chứng tạm thời chứ không thể điều trị được bệnh. 

Trà gừng vừa giúp cải thiện trào ngược vừa hết nghẹt mũi, ho
Trà gừng vừa giúp cải thiện trào ngược vừa hết nghẹt mũi, ho

Khi bị trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi bạn có thể xử lý tại nhà với các phương pháp như:

  • Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng: Gừng có tính ấm, xoa dịu cơn đau, khó chịu, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Nhờ đó giúp cải thiện triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, trào ngược. Đồng thời trà gừng nóng giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi, viêm xoang hiệu quả. Bạn có thể dùng nước gừng tươi hoặc trà gừng pha sẵn đều được. 
  • Cách uống tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày: Tinh chất curcumin trong nghệ có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm viêm loét, chống trào ngược nhờ khả năng trung hòa acid dạ dày. Mỗi ngày bạn pha 3 thìa tinh bột nghệ cùng 1 thìa mật ong và 100ml nước ấm để uống trước khi ăn 30 phút. 
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, điều hòa lượng acid trong thành dạ dày. Đồng thời hoạt chất tanin giúp làm lành vết loét, cân bằng độ pH, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại dạ dày. Bạn có thể dùng 10 lá trầu không nấu cùng 300ml nước sôi trong 15 phút và tắt bếp, gạn nước và uống trước khi ăn trưa 1 tiếng. 
  • Lá ổi: Lá ổi có chứa tinh dầu cùng hoạt chất có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế vi khuẩn xâm nhập, làm se niêm mạc giúp chống trào ngược. Bạn dùng một nắm lá ổi non đun sôi chắt lấy nước, khi uống thêm 2 thìa mật ong, sử dụng trước khi ăn 30 phút. 
  • Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào: Khi ngủ bạn có thể giảm chứng trào ngược lên mũi gây nghẹt mũi, khó thở bằng cách gối cao đầu. Ngoài ra khi ngủ bạn nên nằm thẳng hoặc nghiêng sang trái, hạn chế nghiêng bên phải vì cơ co thắt thực quản dưới dễ bị đè ép, gây rò rỉ dịch dạ dày. 

Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi

Khi bị nghẹt mũi, bệnh tai mũi họng do trào ngược dạ dày, tức là bạn đã đang ở giai đoạn nặng. Do đó, bạn cần đến bệnh viện gặp bác sĩ và thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời. 

Tuỳ thuộc vào tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp, phổ biến như:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Ngăn tiết acid dạ dày thông qua ức chế sự hoạt động của enzyme H+, K+, ATPase, được chỉ định dùng cho tình trạng trung bình đến nặng. Một số loại thuốc được kê như: omeprazol, pantoprazole, esomeprazole, rabeprazole, lansoprazole, dexlansoprazole.
  • Thuốc trung hoà acid và alginate: Giúp tạo mảng trung tính, ngăn dịch trào ngược hoặc thay cho thành phần dịch dạ dày trào lên. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc gaviscon
  • Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Có tác dụng tranh chấp với thụ thể H2, giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày. Một số loại thuốc phổ biến được kê như zantac, ranitidine, tagamet,…
  • Thuốc hỗ trợ vận động Prokinetics: Thuốc có tác dụng tăng đào thải acid trong thực quản, tăng cường làm rỗng dạ dày, tăng nhu động của cơ thực quản. Các thuốc thuộc nhóm này gồm metoclopramide, baclofen, domperidone. 

Cần lưu ý một số loại thuốc Tây có thể đem lại nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, táo bón, trầm cảm, rối loạn sinh lý,…

Bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày từ dược liệu hiệu quả

Các bài thuốc Đông y với thành phần dược liệu thiên nhiên đi sâu điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày từ gốc, cải thiện triệu chứng, ngừa tái phát. Đặc biệt, nhờ thành phần thảo dược nên lành tính, an toàn, không tác dụng phụ nên bài thuốc Đông y được nhiều người lựa chọn. 

Sử dụng Đông y giúp điều trị bệnh lý hiệu quả, an toàn
Sử dụng Đông y giúp điều trị bệnh lý hiệu quả, an toàn

Một số thang thuốc Đông y nổi tiếng mà bạn đọc có thể tham khảo: 

  • Thang 1 – Sài hồ sơ can hoặc Tiêu dao tán gia: 10g mỗi loại gồm sài hồ, tô ngạnh, bạch thược, hương phụ, trần bì, chỉ xác, uất kim, huyền hồ, diên hồ sách; 15g ô tặc cốt; 6g mỗi loại xuyên khung, cam thảo
  • Thang 2 – Việt cúc hoàn: 16g mỗi loại gồm thương truật, thần khúc, hương phụ, sơn chi tử, xuyên khung. 
  • Thang 3: 20g rau má; 16g mỗi loại liên nhục, bạch truật, cam thảo, đương quy, hoài sơn; 12g mỗi loại râu ngô, đan bì, bạch thược; 10g mỗi loại bán hạ, trần bì, chi tử

Các thang thuốc Đông y điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi hiệu quả nhưng cần kiên trì trong thời gian dài mới có tác dụng. 

Những biện pháp phòng ngừa và lưu ý cho người bệnh

Khi bị trào ngược dạ dày có triệu chứng tai mũi họng thì chế độ sinh hoạt cũng cần chú trọng. Bởi chế độ sinh hoạt có thể khiến tình trạng nặng thêm hoặc cải thiện. Do đó, khi có các triệu chứng này bạn cần chú ý những điều dưới đây:

  • Nên ăn các món ăn, thực phẩm tốt cho bệnh nhân trào ngược như bánh mì, bột ngũ cốc, bột yến mạch, thịt vịt, thịt lợn nạc, đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan, sữa chua, nghệ, mật ong,…
  • Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều đường, chất béo, rượu, bia, thuốc lá, cafe, đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, chanh, dứa,… 
  • Bệnh nhân không nên ăn quá no, không thức khuya, không nằm ngay sau khi ăn, tránh mặc quần áo chật. 
  • Bạn nên giữ cân nặng ở mức bình thường vì thừa cân sẽ tạo áp lực lên bụng, đẩy dạ dày lên, làm acid trào ngược. 
  • Nên định kỳ đến khám và gặp bác sĩ để điều trị, kiểm soát tình trạng bệnh trào ngược dạ dày. 

Trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi, mắc bệnh tai mũi họng là biến chứng nặng. Trên đây là những dấu hiệu, cách điều trị cũng như những biện pháp để cải thiện, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, tốt nhất khi có dấu hiệu này, bạn nên đến ngay bệnh viện gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất. 

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...