Huyệt Giải Khê: Vị Trí, Công Dụng Và Lưu Ý Cần Biết
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Giải Khê là huyệt đạo tập trung khí mạnh nhất trong số các huyệt đạo trên cơ thể. Trong Đông y, huyệt này được đề cao vì có nhiều công dụng nếu biết tác động đúng cách. Ở bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giới thiệu chi tiết về vị trí, công dụng và những lưu ý cần biết về huyệt Giải Khê.
Tổng quan về huyệt Giải Khê
Giải Khê thuộc danh sách 14 huyệt đạo trọng yếu của cơ thể, có khả năng nâng cao chân khí. Đây là chủ huyệt, quyết định sinh mạng của mỗi người, huyệt Giải Khê còn là người bệnh còn cơ hội sống sót.
- Về tên gọi: Huyệt Giải Khê còn có tên gọi khác là Hài Đới, Hài Đái. Giải nghĩa về tên gọi, huyệt nằm ở chỗ trũng có hình thái giống khe suối – Khê, khe này ở lằn chỉ (nếp gấp cổ chân – như hình cái giải).
- Về xuất xứ: Huyệt thuộc thiên Bản Du (Linh Khu 2).
- Đặc tính của huyệt: Giải Khê là huyệt thứ 41 của kinh Vị, là huyệt Kinh, thuộc hành Hỏa, huyệt Bổ của kinh Vị và là nơi tụ khí của kinh Túc Dương Minh.
- Vị trí huyệt Giải Khê: Nằm ở ngay sau mắt cá chân phía trong, tại vùng lõm gần với gót chân, trên nếp gấp trước khớp cổ chân, giữa 2 gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài của ngón chân cái.
- Về giải phẫu huyệt: Dưới da là khe giữa gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài riêng của ngón chân cái, khe khớp mác – chầy – sên. Dây thần kinh vận động cơ là các nhánh thần kinh chầy trước. Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5-S1.
Hiểu được vị trí và cách xác định huyệt Giải Khê nằm ở đâu có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Từ đó, có thể nhanh chóng xử lý trong các tình huống cần thiết.
Tác dụng huyệt Giải Khê với cơ thể
Vì là huyệt gốc của kinh thận nên khi day ấn huyệt sẽ giúp bồi bổ nguyên khí cho thận. Bên cạnh đó, tác động vào huyệt đúng cách sẽ đem lại những tác dụng sau:
- Hỗ trợ các trường hợp bị bệnh hen hoặc gặp vấn đề về hô hấp do thận suy.
- Giảm tình trạng viêm họng mãn tính do nguyên nhân thận âm hư.
- Cải thiện hiện tượng chóng mặt, ù tai, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi.
- Nâng cao chức năng hoạt động của thận ở người bị liệt dương, bị đau mỏi lưng, tiểu tiện nhiều.
- Hỗ trợ điều trị tình trạng đau thắt lưng mãn tính.
- Điều trị tại chỗ đau mắt cá hoặc đau gót chân.
Cách tác động vào huyệt trị bệnh an toàn, hiệu quả
Trong Y học cổ truyền, huyệt Giải Khê có công dụng bổ thận, hỗ trợ chữa một số bệnh liên quan đến thận, xuất tinh sớm,… Vì vậy, nếu muốn kích thích huyệt để chữa bệnh, bạn có thể áp dụng phương pháp bấm và châm cứu huyệt như sau:
Cách bấm huyệt Giải Khê
Bấm huyệt khá dễ thực hiện và an toàn. Đối với mỗi bệnh lý cách tác động và thời gian day ấn sẽ khác nhau, cụ thể:
- Bệnh liên quan đến thận: Sau khi xác định vị trí huyệt, dùng ngón tay cái ấn vào vùng huyệt trong vòng 1 phút, nghỉ khoảng 3 – 4 giây rồi tiếp tục bấm. Thực hiện 2 lần/ngày, tốt nhất là vào sáng sớm.
- Trị xuất tinh sớm: Trước khi lâm trận ấn vào huyệt trong khoảng 1 – 2 phút. Có thể kết hợp bấm huyệt Nội Quan để cải thiện chất lượng “cuộc yêu”. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tác dụng hỗ trợ, trường hợp thường xuyên gặp phải hội chứng xuất tinh sớm cần đi khám để có biện pháp phù hợp.
- Đẩy lùi đau nhức, mệt mỏi: Day huyệt từ 2 – 3 phút/lần, thực hiện đều đặn 7 – 10 lần/ngày. Nên thực hiện bấm huyệt Giải Khê trước khi ngủ để đẩy lùi căng thẳng, giúp ngủ sâu hơn, cải thiện sức khỏe tinh thần.
Cách châm huyệt Giải Khê
Bên cạnh bấm huyệt, châm cứu giúp tác động sâu hơn vào huyệt đạo. Đây là phương pháp điều trị chuyên sâu được ứng dụng nhiều trong Đông y, cách thực hiện như sau:
- Xác định vị trí chính xác huyệt Giải Khê ở đâu.
- Dùng kim châm đã tiệt trùng sạch, đưa kim sâu từ 0,5 đến 1 thốn (đến huyệt Côn Lôn).
- Trường hợp người bệnh bị đau gót chân thì nên hướng mũi kim xuống.
- Thực hiện cứu từ 3 đến 5 tráng và ôn cứu từ 5 đến 10 phút.
Phối huyệt Giải Khê thế nào?
Phối huyệt là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong Đông y giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Theo nhiều tài liệu Y học cổ truyền, huyệt Giải Khê có thể phối cùng một số huyệt đạo khác để trị bệnh như sau:
- Trị đầu gối và đùi sưng: Phối Điều Khẩu (Vi 38) + Khâu Khư (Đ 40) + Thái Bạch (Ty.3) (Thiên Kim Phương).
- Trị điên: Phối Dương Kiều [Thân Mạch] (Bq.62) (Thiên Kim Phương).
- Trị chóng mặt, đầu đau, nôn mửa, phiền muộn: Phối Thừa Quang (Bq.6) (Tư Sinh Kinh).
- Trị mất tiếng, không nói được: Phối Hợp Cốc (Đtr 4) (Tư Sinh Kinh).
- Trị cuồng: Phối Chi Câu (Ttu 7) (Châm Cứu Đại Thành).
- Trị cuồng: Phối Hậu Khê (Tr.3) + Hợp Cốc (Đtr 4) (Châm Cứu Đại Thành).
- Trị nhiệt nhiều hàn ít: Phối Tam Lý (Vi 36) (Châm Cứu Đại Thành).
- Trị sốt rét: Phối Đại Trử (Bq.11) (Thắng Ngọc Ca).
- Trị điên: Phối Thủy Câu (Đc 26) (Linh Quang Phú).
- Trị mất tiếng: Phối Thiên Đỉnh (Đtr 17) (Bách Chứng Phú).
- Trị thương hàn mà mồ hôi không ra: Phối Dương Trì (Ttu 4) + Hậu Khê (Ttr 3) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Lệ Đoài (Vi 45) + Phong Trì (Đ 20) (Châm Cứu Tụ Anh).
- Trị kinh sợ, tim hồi hộp: Phối Đởm Du (Bq.19) (Thần Cứu Kinh Luân).
- Trị tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ: Phối Cao Hoang (Bq.43) + Dịch Môn (Ttu 2) + Nội Quan (Tb 6) + Thần Môn (Tm.7) (Thần Cứu Kinh Luân).
- Trị nửa đầu đau: Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Liệt Khuyết (P.7) + Não Không (Đ 19) + Phong Trì (Đ 20) (Thần Cứu Kinh Luân).
- Trị bụng dưới và ruột sôi, đầy, tiêu lỏng: Phối Khí Hải (Nh 6) + Trung Cực (Nh 3) + Tam Lý (Vi 36) (Thái Ất Ca).
- Trị nhọt mọc từ râu, quanh miệng: Phối Hãm Cốc (Vi 43) + Lệ Đoài (Vi 45) + Nội Đình (Vi 44) + Xung Dương (Vi 42) (Ngoại Khoa Lý Lệ).
- Trị mắt cá chân đau: Phối Côn Lôn (Bq.60) + Khâu Khư (Đ 40) + Thái Khê (Th 3) + Thương Khâu (Ty.5) (theTrung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
- Trị ngón chân sưng, hoại tử: Phối Bát Phong + Dũng Tuyền (Th 1) (Trung Hoa Châm Cứu Học).
- Trị mất tiếng: Phối Thiên Đỉnh (Đtr 17) + Thủy Câu (Đc 26) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Trị chứng phong thấp do tim (thấp tim): Phối Khích Môn (Tb 4) + Khúc Trạch (Tb 3) + Nội Quan (Tb 6) + Thiếu Phủ (Tm.8) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Trị bướu cổ: Phối Khí Anh + Tam Âm Giao (Ty.6) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Những lưu ý cần biết khi tác dụng vào huyệt
Trên thực tế, hiệu quả khi châm cứu, bấm huyệt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, để hiểu đúng và cải thiện được sức khỏe một cách triệt để, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đưa ra một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Phương pháp châm cứu, bấm huyệt đòi hỏi độ chính xác cao. Do đó, người bệnh cần tìm đến các cơ sở uy tín để thực hiện.
- Không day ấn, bấm huyệt, châm cứu khi vùng huyệt đang có vết loét, tổn thương bề mặt, chảy máu vì có thể gây viêm nhiễm.
- Phụ nữ có thai không nên áp dụng châm cứu bấm huyệt Giải Khê vì có thể gây sinh non.
- Tuyệt đối không tự châm cứu ở nhà vì có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm khó lường, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
- Kết hợp điều trị bệnh với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên tập thể thao để nâng cao sức khỏe từ bên trong.
- Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện bấm huyệt, châm cứu để tránh nhiễm trùng cho người bệnh.
Huyệt Giải Khê thuộc hệ thống huyệt vị đóng vai trò trọng yếu trong điều trị bệnh. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chăm sóc sức khỏe hoặc điều trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt. Hãy đến khám tại các cơ sở Đông y uy tín, có thầy thuốc nhiều năm kinh nghiệm để được tư vấn và có liệu trình cụ thể, phù hợp.
Xem thêm:
- Huyệt Huyền Chung: Cách Xác Định, Tác Dụng Và Lưu Ý Cần Biết
- Huyệt Lương Khâu Nằm Ở Đâu? Công Dụng Và Cách Bấm Huyệt
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!