Trào Ngược Dạ Dày Lâu Năm Không Khỏi Có Nguy Hiểm Không?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày lâu năm không khỏi là hiện tượng thường gặp hiện nay khi nhiều người chủ quan trong lối sống sinh hoạt và điều trị. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi phải trải qua những triệu chứng căng thẳng trong thời gian dài. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Trào ngược dạ dày lâu năm có gây nguy hiểm không?
Câu trả lời là Có. Trào ngược dạ dày là tình trạng acid bị trào ngược từ dạ dày đưa lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, nóng rát, khó nuốt, nôn, trào ngược dạ dày buồn nôn. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ sinh hoạt không khoa học, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, kháng viêm, trào ngược do nguyên nhân bệnh lý…
Theo các nghiên cứu chuyên khoa, trào ngược dạ dày được chia thành 5 cấp độ trào ngược dạ dày phát triển theo hướng tăng dần gồm:
- Trào ngược cấp độ 0.
- Trào ngược cấp độ A.
- Trào ngược cấp độ B.
- Trào ngược cấp độ C.
- Trào ngược cấp độ D.
Trong đó, ở cấp độ B bệnh ở trạng thái trở nặng, ở cấp độ C bệnh có nguy cơ biến chứng thành hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản,… Nếu không điều trị sớm và đúng cách, trào ngược dạ dày lâu năm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khó điều trị dứt điểm.
Các biến chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp
Ở các mức độ khác nhau, trào ngược dạ dày sẽ gây ra những hệ luỵ riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe và tính mạng như:
- Viêm, loét thực quản: Đây là biến chứng thường gặp nhất bởi khi acid trào ngược lên thực quản thường xuyên sẽ ăn mòn niêm mạc, gây viêm loét. Người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt, buồn nôn, đau vùng sau xương ức khi ăn uống. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này, việc điều trị sẽ đơn giản và được cải thiện nhanh chóng.
- Hẹp thực quản: Khi tần suất trào ngược tăng cao, lớp niêm mạc thực quản tiếp xúc với acid dạ dày trong thời gian dài. Quá trình này tạo nên các vết loét lớn, gây đau rát, khó chịu. Người bệnh cảm thấy khó nuốt, vướng ở cổ ngay cả khi ăn thức ăn mềm. Lâu ngày, các vết loét này tạo thành những mô sẹo và tích tụ dần lên làm cho thực quản bị hẹp lại, tạo cảm giác vướng nghẹn, đau tức ở cổ, ngực.
- Các vấn đề về hô hấp: Acid dạ dày trào ngược lên đường hô hấp sẽ gây viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, mũi xoang, viêm phổi… Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, đau họng, chảy nước mũi, khò khè…
- Barrett thực quản: Đây là biểu hiện của tiền ung thư thực quản, tuy không phổ biến nhưng lại gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nguyên nhân chính là do acid dạ dày làm thay đổi kết cấu tế bào của các mô thực quản, làm các tế bào này dày lên, tấy đỏ. Người bệnh có các dấu hiệu khó nuốt, đau ngực với tần suất lớn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có dấu hiệu đặc trưng khi xuất hiện biến chứng này mà chỉ có thể phát hiện bằng cách nội soi và sinh thiết.
- Ung thư thực quản: Là một loại biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bị trào ngược lâu năm không khỏi trong độ tuổi trên 50. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như chảy máu thực quản, đau sau xương ức kéo dài, khàn tiếng, sụt cân không rõ nguyên nhân…
Sai lầm khiến trào ngược dạ dày khó chữa khỏi
Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày là bệnh lý có tỷ lệ tái phát rất cao, chiếm khoảng 70% số người bệnh tái lại trong một năm. Nguyên nhân khiến bệnh tái đi tái lại gồm:
- Tâm lý chủ quan, bỏ qua thời điểm “vàng” điều trị: Ở giai đoạn đầu, trào ngược dạ dày rất rất dễ để điều trị dứt điểm. Thời điểm này, bệnh có các biểu hiện nhẹ như ợ chua, ợ nóng. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan cho rằng đây chỉ là dấu hiệu bình thường khi ăn no nên vô tình bỏ qua cơ hội điều trị dễ dàng, nhanh chóng.
- Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị: Sai lầm nhiều người mắc phải khiến trào ngược dạ dày lâu năm không khỏi chỉnh là việc tự ý sử dụng thuốc, ngưng thuốc khi các dấu hiệu vừa được cải thiện. Trên thực tế, việc hết triệu chứng không đồng nghĩa với việc bệnh đã khỏi hoàn toàn. Nếu bạn ngừng uống thuốc quá sớm sẽ khiến các cơn ợ hơi, ợ chua, nóng rát quay trở lại sau 1-2 tuần.
- Tự ý điều trị tại nhà: Trường hợp này thường xảy ra khi người bệnh lầm tưởng các triệu chứng của trào ngược dạ dày là bệnh lý thông thường như rối loạn tiêu hóa, viêm họng. Từ đó tự tìm cách điều trị tại nhà bằng những phương pháp dân gian không phù hợp. Điều này có thể vô tình trở thành căn nguyên khiến bệnh trở nặng, gây khó khăn cho việc điều trị.
- Chủ quan trong ăn uống: Chế độ dinh dưỡng và cách ăn uống có tác động trực tiếp đến hiệu quả trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu người bệnh thường xuyên ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ cay nóng, có thói quen vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn cũng khiến việc điều trị gặp trở ngại.
- Trào ngược dạ dày lâu năm do giãn cơ vòng thực quản: Acid dạ dày trào ngược nhiều làm van thực quản bị lỏng lẻo, cơ vòng thực quản bị giãn khiến trào ngược dạ dày tái phát thường xuyên và khó điều trị dứt điểm.
Lời khuyên cho người bị bệnh trào ngược dạ dày lâu năm
Để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng do trào ngược dạ dày lâu năm, người bệnh cần chú ý một số yếu tố sau:
- Nếu việc điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày không làm cho các triệu chứng của bệnh thuyên giảm cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.
- Tuân thủ đúng liệu trình, chỉ định của bác sĩ, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng và điều trị trào ngược dạ dày, loại bỏ tâm lý chủ quan khi gặp các dấu hiệu của trào ngược.
- Thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, nâng cao hiệu quả điều trị.
Trào ngược dạ dày lâu năm nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Từ đó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe lâu dài của người bệnh. Hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sớm của bệnh để sớm điều trị dứt điểm.
Xem Thêm:
- Trào Ngược Dạ Dày Mãn Tính – Nguyên Nhân, Giải Pháp
- Trào Ngược Dạ Dày Cấp Độ B Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!