Trào Ngược Dạ Dày Cấp Độ B Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày cấp độ B là tình trạng thường gặp. Ở mức độ này, các triệu chứng của bệnh đã khá rõ ràng, người bệnh sẽ cảm nhận được các đợt trào ngược và những cơn đau bụng thượng vị diễn ra liên tục. Nếu không được kiểm soát từ sớm và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nội dung dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về căn bệnh này.

Trào ngược dạ dày cấp độ B là gì?

Trào ngược dạ dày (GERD) là một căn bệnh mãn tính phổ biến hiện nay. Cụ thể, ở những bệnh nhân này, dạ đay thường tiết ra nhiều axit dịch vị hơn bình thường. Axit dạ dày kết hợp với men tiêu hóa và thức ăn sẽ trào ngược lên vùng thực quản và hầu họng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: ợ hơi, ợ chua trào ngược dạ dày, đầy bụng, đau bụng thượng vị,…  

Bệnh diễn biến thầm lặng với nhiều cấp độ trào ngược dạ dày khác nhau, bao gồm trào ngược dạ dày độ 0, độ A, độ B, độ C và độ D. Trong đó trào ngược dạ dày cấp độ B là giai đoạn thứ 2 của bệnh. Lúc này niêm mạc dạ dày thực quản đã có dấu hiệu trợt loét. Vết thương lớn hơn 5mm và phân tán lẻ tẻ trong dạ dày và ống thực quản. 

Trào ngược dạ dày được chia thành nhiều cấp độ khác nhau
Trào ngược dạ dày được chia thành nhiều cấp độ khác nhau

Đây là cấp độ trung bình của bệnh trào ngược dạ dày và chiếm khoản 5% tổng số ca mắc bệnh. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ tiến triển ngày một nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày độ B sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Đau ngực nhẹ, đau bụng thượng vị, cơn đau có thể xuất hiện ở bất cứ lúc nào và kéo dài rất lâu.
  • Khó nuốt, cảm giác nghẹn vướng ở cổ họng.
  • Khô họng, ho khan kéo dài.
  • Chướng bụng, đầy bụng, đôi khi ăn uống không tiêu.
  • Hình ảnh nội soi sẽ nhìn thấy các tổn thương ở niêm mạc dạ dày và ống thực quản, các vết thương lớn hơn 5mm và ăn sâu xuống lớp cơ của thực quản.
  • Tần suất xuất hiện các cơn trào ngược nhiều hơn.

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày độ B

Bệnh trào ngược dạ dày hình thành do những người bệnh bị trào ngược dạ dày độ A nhưng không điều trị cẩn thận. Ngoài ra bệnh còn hình thành do những nguyên nhân như sau:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng. Khi dạ dày bị viêm loét sẽ làm tăng tiết dịch vị axit, làm cho dạ dày co bóp mạnh hơn và đẩy dịch vị từ dạ dày ngược lên thực quản.
  • Dùng nhiều thuốc Tây: Sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai hoặc các loại thực phẩm chức năng,… cũng gây hại cho dạ dày, dẫn đến trào ngược và tăng nguy cơ bị viêm loét.
  • Ăn uống sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua, lên men, rượu bia. Đồng thời ăn ít rau xanh, hoa quả tươi,… sẽ tạo điều kiện cho bệnh trào ngược dạ dày tiến triển nặng. Ngoài ra, thói quen ăn đêm, ăn quá nhanh, nằm ngủ ngay sau khi ăn cũng là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày. 
  • Căng thẳng mệt mỏi kéo dài: Căng thẳng stress kéo dài cộng thêm việc thức khuya, ngủ muộn,… sẽ tạo khiến cho dạ dày sản sinh ra nhiều axit dịch vị. Ngoài ra, căng thẳng mệt mỏi kéo dài cũng sẽ khiến cho thức ăn tồn đọng quá lâu trong dạ dày, khó tiêu hóa dẫn đến kém hấp thu dinh dưỡng khiến cơ thể bị suy nhược.
Căng thẳng stress kéo dài là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày
Căng thẳng stress kéo dài là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày

Biến chứng trào ngược dạ dày cấp độ B

Nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách, trào ngược dạ dày cấp độ B có thể tiến triển thành các cấp độ nặng hơn, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: 

Đối với hệ tiêu hóa: Các vết loét ngày càng tăng kích thước và tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản, gây ra những biến chứng trào ngược dạ dày bao gồm: 

  • Chảy máu thực quản.
  • Hẹp thực quản.
  • Barrett thực quản.
  • Ung thư thực quản.

Đối với hệ hô hấp: Axit từ dạ dày có thể trào ngược lên vùng thanh quản, phổi và cổ họng, dẫn đến các vấn đề như: 

  • Viêm amidan mãn tính.
  • Viêm phổi.
  • Viêm thanh quản.
  • Ho kéo dài.

Chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày cấp độ B

Trào ngược dạ dày độ B thường được chẩn đoán dựa trên kết quả nội soi dạ dày thực quản. Bác sĩ sẽ dùng một chiếc ống mềm có gắn camera để quan sát bên trong niêm mạc thực quản và dạ dày của người bệnh.

Nếu nhận thấy có dấu hiệu trợt loét, các vết thương phân tán lẻ kẻ và có kích thước lớn hơn 5mm thì được chẩn đoán là bị trào ngược dạ dày cấp độ B.

Đối với tình trạng này, người bệnh sẽ áp dụng điều trị bệnh theo những cách sau:

Áp dụng mẹo dân gian

Các nguyên liệu dân gian không thể thay thế hoàn toàn thuốc Tây y nhưng nó vẫn có tác dụng tốt trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Những biện pháp này được đánh giá là an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số biện pháp sau:

Mật ong

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong là nguyên liệu tự nhiên có chứa hàm lượng lớn hydrogen peroxide. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng, giúp chữa lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày thực quản. Ngoài ra, mật ong còn chứa vitamin nhóm B và chất chống oxy hóa, giúp cân bằng nồng độ pH trong dạ dày. Sử dụng mật ong đúng cách sẽ giúp đẩy lùi tình trạng trào ngược dạ dày, giảm đau bụng thượng vị hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị khoảng 100ml mật ong nguyên chất và 15g tỏi.
  • Bóc vỏ tỏi, rửa sạch, sau đó đập nát.
  • Cho tỏi vào hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập tỏi vào và đậy kín nắp.
  • Ngâm tỏi và mật ong trong vòng 3 tuần là có thể sử dụng.
  • Pha 2 thìa mật ong tỏi vào cốc nước ấm, khuấy đều và uống.
Người bệnh nên sử dụng mật ong để cải thiện triệu chứng bệnh
Người bệnh nên sử dụng mật ong để cải thiện triệu chứng bệnh

Cam thảo

Cam thảo chứa các hoạt chất prostaglandin và lipoxygenase, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit dạ dày. Đồng thời nó giúp giảm đau, trị viêm loét, cải thiện khô miệng, trào ngược dạ dày đắng miệng, chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu,… Vì vậy những người bị trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng đều có thể sử dụng nguyên liệu này.

Cách sử dụng: 

  • Chuẩn bị khoảng 1 – 2g rễ cam thảo cho vào ấm pha trà.
  • Cho thêm 200ml nước sôi vào ấm và hãm trong 10-15 phút.
  • Uống từng ngụm trà nhỏ, nhâm nhi khi còn ấm nóng.
  • Nên uống nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả cao.

Nghệ

Nghệ là nguyên liệu tự nhiên phổ biến được dùng để cải thiện các bệnh lý về trào ngược dạ dày. Trong thành phần của củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin, giúp chống viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa. Ngoài ra, Cách uống tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày còn giúp chữa lành các tổn thương ở niêm mạc, ngăn ngừa sự bài tiết axit dịch vị trong dạ dày.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị khoảng 1-2 thìa tinh bột nghệ vàng.
  • Cho vào cốc pha với 150ml nước ấm.
  • Khi nghệ tan hết thì cho thêm mật ong vào.
  • Khuấy đều hỗn hợp thêm lần nữa và uống.
  • Sử dụng mỗi ngày từ 2-3 lần, nên uống trước bữa ăn từ 30 phút.

Nha đam

Cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày trong thành phần của nha đam có chứa các hoạt chất như vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E, kẽm, natri, canxi,… Những chất này có tác dụng chống viêm, làm dịu niêm mạc bị viêm và ngăn ngừa sự phát triển của các vết loét vùng niêm mạc. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, gọt vỏ, rửa sạch và chỉ lấy phần thịt nha đam bên trong.
  • Cho nha đam vào trong máy xay sinh tố để xay nhuyễn cùng với mật ong.
  • Mỗi ngày uống hỗn hợp này 2-3 lần, mỗi lần 20ml để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Sử dụng thuốc Tây

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây y được dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và uống thuốc theo đơn mà bác sĩ đã chỉ định. Dưới đây là một số loại thuốc trị trào ngược dạ dày thường có mặt trong đơn thuốc của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.

Sử dụng thuốc Tây y giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh
Sử dụng thuốc Tây y giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh

Thuốc ức chế Proton

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym H+ K+ ATPase. Từ đó ngăn ngừa dạ dày tiết ra nhiều dịch vị axit. Thuốc được dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày từ trung bình đến nghiêm trọng và có xuất hiện biến chứng. Một số loại thuốc được dùng phổ biến là Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole,…

Thuốc hỗ trợ trung hòa Acid và Alginate

Các loại thuốc giúp trung hòa axit dạ dày thường chứa muối nhôm và muối magnesi. Những chất này có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón.

Thuốc hỗ trợ kháng thụ thể Histamin H2

Thuốc giúp kháng thụ thể Histamin H2 có tác dụng giảm tiết dịch vị axit trong dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày thực quản. Một số loại thuốc được dùng phổ biến đó là Ranitidine, Zantac, Tagamet… Người bệnh nên dùng thuốc trước khi ăn từ 15-30 phút. Tuy nhiên cần chú ý vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian dài.

Thuốc trợ vận động thực quản

Nhóm thuốc này bao gồm các loại như Domperidone, Metoclopramide, Baclofen…. Thuốc có tác dụng tăng đào thải axit tại thực quản, làm rỗng dạ dày và tăng nhu động cơ thực quản. Nhóm thuốc này thường được dùng kết hợp với thuốc ức chế bơm Proton để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Điều trị bằng Đông y

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc chữa bệnh từ Đông y. Đây là một giải pháp chữa trị trào ngược dạ dày an toàn, hiệu quả, lâu dài và ít tác dụng phụ. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể áp dụng một trong các bài thuốc sau:

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày do căng thẳng thần kinh

  • Nguyên liệu: Xuyên khung 6g, Trần bì 10g, Sài hồ 10g, Chỉ xác 10g, Tô ngạnh 10g, Bạch thược 10g, Hương phụ 10g, Uất kim 10g, Ô tặc cốt 15g, Huyền hồ 10g, Diên hồ sách 10g, Cam thảo 6g.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào ấm, thêm nước và sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc trị trào ngược dạ dày do thức ăn gây kích ứng

  • Nguyên liệu: Thương truật 16g, Thần khúc 16g, Hương phụ 16g, Xuyên khung 16g, Sơn chi tử (sao) 16g. 
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc với 1 lít nước. Lượng nước thu được chia thành 4 phần và uống trong 2 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, nên dùng sau bữa ăn trưa + tối.
Trào ngược dạ dày độ B có thể tham khảo sử dụng thuốc Đông y
Trào ngược dạ dày độ B có thể tham khảo sử dụng thuốc Đông y

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày do suy giảm sức khỏe

  • Nguyên liệu: Rau má 20g, Râu ngô 12g, Bạch thược 12g, Trần bì 10g, Chi tử 10g, Bán hạ 10g, Liên nhục 16g, Mã đề 16g, Bạch truật 16g, Đương quy 16g, Đan bì 12g, Cam thảo 16g, Hoài sơn 16g.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào nồi, sắc lấy nước và uống trong 2 ngày. Mỗi ngày người bệnh dùng 2 lần sau bữa ăn.

Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày kèm theo đau bụng thượng vị

  • Nguyên liệu: Cam thảo 12g, Hương phụ 20g, Ô dược 20g, Diên hồ sách 12g, Sa nhân 8g, Trần bì 12g.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên cho vào nồi sắc với khoảng 1,5 lít nước, đun sôi cạn nước cho đến khi còn 150ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 4 phần bằng nhau sau đó uống hết trong ngày.

Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày độ B

Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày cấp độ B và ngăn không cho bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tính trung hòa axit dịch vị như yến mạch, bánh mì, bột ngũ cốc,…
  • Bổ sung thêm đạm dễ tiêu từ các loại thực phẩm như: Ức gà, thịt thăn lợn, thịt lạc,…
  • Tích cực bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi để cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Nên ăn nhiều sữa chua mỗi ngày để giúp tăng cường lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Chú ý vận động thể dục thể thao mỗi ngày từ 30-60 phút, không nên ngồi một chỗ quá lâu. Tuy nhiên bạn cũng không nên tập luyện các bài tập quá sức để tránh gây ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Từ bỏ ngay những thói quen không tốt như ăn quá no, ăn khuya, thức khuya, ngủ ngày, mặc quần áo chật, nằm hoặc vận động mạnh sau khi ăn.
  • Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài, nên có các phương pháp thư giãn, cải thiện tâm trạng như nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch, gặp gỡ bạn bè,…
  • Không hút thuốc lào, thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có gas, các loại thực phẩm nhiều đường,..
  • Không sử dụng những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ đóng hộp,… Vì chúng hoàn toàn không tốt cho dạ dày.
  • Nên đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy dạ dày có những bất ổn, từ đó kịp thời thăm khám và điều trị.

Trên đây là những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày cấp độ B mà người bệnh nên nắm rõ. Đây là một căn bệnh diễn biến âm thầm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó bạn cần chú ý điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Xem Thêm:

Chế Độ Sinh Hoạt Cho Người Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Hiệu Quả

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...