Trào Ngược Dạ Dày Nghẹn Cổ Họng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là dấu hiệu cho thấy bệnh trào ngược của bạn đang bắt đầu trở nặng. Nguyên nhân là bởi axit dịch vị liên tục trào ngược gây khó nuốt, nghẹn ở cổ, đau họng,… Bài viết dưới đây sẽ cùng người bệnh tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các biện pháp giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Khi axit dịch vị bị đẩy ngược lên vùng thực quản và cổ họng sẽ gây viêm nhiễm niêm mạc, dẫn đến tình trạng nghẹn ở cổ, khó nuốt.
Thông thường người bệnh sẽ cảm thấy bị nghẹn khi nuốt thức ăn đặc còn đối với thức ăn lỏng thì không gặp triệu chứng này. Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị nghẹn ngay cả khi uống nước hoặc nuốt nước bọt.
Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng
Người bệnh khi bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
- Khó nuốt, nuốt vướng, nghẹn cổ họng: Các chuyên gia cho biết, đa phần các trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có dấu hiệu bị nghẹn ở cổ, khó nuốt hoặc nuốt vướng. Người bệnh sẽ cảm giác thức ăn bị ứ đọng lại phía sau xương ức hoặc cảm thấy đau khi thức ăn đi qua vùng cổ họng.
- Đau ngực do trào ngược dạ dày: Thức ăn và axit dịch vị trào ngược lên dạ dày sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau tức vùng ngực vô cùng khó chịu.
- Ho khan, khàn giọng: Dịch vị axit trào ngược lên vùng hầu họng trong thời gian dài sẽ làm tổn thương niêm mạc họng, khiến cho dây thanh quản bị viêm và sưng tấy. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng ho khan, mất giọng, khàn tiếng.
- Cảm giác nóng ở dạ dày: Do dạ dày tiết ra nhiều axit khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh nhiệt và gây ra cảm giác nóng cồn cào ở dạ dày.
- Ợ chua trào ngược dạ dày: Axit dịch vị từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và vùng hầu họng sẽ gây khó chịu ở niêm mạc họng. Từ đó xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua liên tục.
- Buồn nôn, miệng tiết nhiều nước bọt: Dịch vị axit dư thừa trào ngược lên thực quả và cổ họng khiến người bệnh luôn cảm thấy buồn nôn. Lúc này khoang miệng sẽ tiết nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit dư thừa này. Điều này vô tình khiến người bệnh xuất hiện tình trạng ợ hơi nhiều hơn.
- Trào ngược dạ dày đắng miệng: Cảm giác đắng miệng do dịch mật trào ngược từ tá tràng sang dạ dày, sau đó bị đẩy ngược lên khoang miệng. Từ đó khiến người bệnh luôn cảm thấy đắng miệng, ăn không ngon, đặc biệt là vào lúc sáng sớm.
- Triệu chứng khác: Răng bị bào mòn do axit dịch vị, thở khò khè, trào ngược dạ dày gây viêm xoang, trào ngược dạ dày gây viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa,…
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ là do cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu hoặc bị giãn ra. Ở trạng thái bình thường, nó sẽ có nhiệm vụ đóng chặt lại khi thức ăn đã đi vào dạ dày. Tuy nhiên khi bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài, cơ vòng sẽ hoạt động một cách bất thường khiến cho thức ăn và dịch vị bị trào ngược lên thực quản và cổ họng.
Dưới đây là những yếu tố tác động khiến cho cơ vòng thực quản hoạt động bất thường.
- Ăn uống không khoa học: Thói quen ăn uống có tác động rất lớn đối với các vấn đề tại đường tiêu hóa. Vì vậy nếu người bệnh ăn quá nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, nhiều axit, nhiều muối và đường…. sẽ làm tăng khả năng sản sinh axit dịch vị trong dạ dày.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc Tây y như thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc điều trị hen suyễn,… có tác dụng phụ đó là gây ra bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
- Tăng áp lực vùng bụng: Phụ nữ mang thai từ tam cá nguyệt thứ 2 sẽ dễ bị trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là kích thước vòng bụng lớn sẽ gây áp lực cho dạ dày, làm tăng nguy cơ bị trào ngược. Ngoài ra, một số người bị chứng béo bụng, bị tích mỡ vùng bụng cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.
- Thoái vị hoành: Thoát vị hoành sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ thức ăn. Trường hợp nhẹ sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu bệnh nghiêm trọng có thể gây đau đớn, khó chịu, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày bị nghẹn có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sau:
Hẹp thực quản
Chít hẹp thực quản có thể là biến chứng của trào ngược dạ dày. Mặc dù đây là tổn thương lành tính nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách thì bệnh cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm thực quản
Người bị viêm thực quản sẽ có các triệu chứng như: nghẹn cổ họng, khó nuốt, nuốt bị đau, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau rát vùng họng, đau ngực,… Bệnh viêm thực quản xảy ra khi lớp niêm mạc lót lòng thực quản bị tổn thương, dẫn tới tình trạng sưng viêm. Bệnh nếu không được điều trị tốt sẽ tiến triển rất nhanh, khó chữa, tái phát nhiều lần và phát triển thành ung thư.
Ung thư thực quản
Nếu tình trạng trào ngược dạ dày nuốt vướng xảy ra liên tục trong thời gian dài, kèm theo nhiều dấu hiệu khác như sụt cân, nôn ra máu, người xanh xao, mệt mỏi, khàn tiếng,… thì rất có thể người bệnh đã bị ung thư thực quản. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Ở giai đoạn đầu bệnh sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ chữa khỏi là không cao.
Suy tim
Nuốt nghẹn, cảm giác bị nghẹn ở thực quản là dấu hiệu của bệnh suy tim. Suy tim xảy ra khi chức năng của tim bị rối loạn, cơ tim không đủ khả năng bơm máu để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu và oxy cho toàn cơ thể. Khi đó, người bệnh sẽ thấy xuất hiện thêm các triệu chứng khác như khó thở, đau tức ngực, cơ thể suy kiệt, đặc biệt khi vận động mạnh.
Vì vậy, nếu người bệnh nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Việc thực hiện đúng theo phác đồ của bác sĩ sẽ giúp các triệu chứng của bệnh nhanh chóng thuyên giảm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Chẩn đoán khi bị nghẹn cổ trào ngược dạ dày
Người bệnh bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng sau khi được thăm khám lâm sàng sẽ được bác sĩ chẩn đoán bằng một số biện pháp chuyên nghiệp như sau:
- Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ sử dụng ống nội soi có gắn đèn để luồn qua miệng xuống vùng thực quản và dạ dày. Thiết bị này giúp quan sát được niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng. Đồng thời tiến hành sinh thiết để xét nghiệm nếu cần thiết.
- Chụp X-quang đường tiêu hóa: Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, giúp xác định các biến chứng ở đường tiêu hóa trên do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
- Đo độ pH trở kháng thực quản trong 24 giờ: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng qua đường mũi hoặc miệng để luồn xuống dạ dày. Mục đích là để kiểm tra độ pH của thực quản trong vòng 24 giờ. Các thông tin thu được sẽ giúp bác sĩ nắm rõ hơn về các vấn đề như: Số cơn trào ngược, bản chất cơn trào ngược, độ pH, độ axit dịch trào ngược, thời gian thực quản tiếp xúc với axit dạ dày,… Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.
- Đo trở kháng thực quản độ phân giải cao: Đây là kỹ thuật sử dụng dây đo đưa qua mũi, xuống thực quản và dạ dày. Thiết bị này sẽ giúp xác định rõ ràng các vùng của cơ thắt thực quản trên, cơ thắt thực quản dưới, lực co bóp của các nhịp nuốt và áp lực tại vùng dạ dày dưới.
- Chụp CT/MRI: Chụp cắt lớp CT giúp hiển thị đầy đủ mạch máu, mô mềm và các tổn thương tại thực quản, dạ dày. Trong khi đó, chụp cộng hưởng từ MRI lại có tác dụng cung cấp hàng loại hình ảnh, mỗi bức ảnh đều cho thấy một phần mỏng của thực quản.
- Đọc Thêm: 7 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Nên Áp Dụng
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ
Có rất nhiều phương pháp giúp người bệnh kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày khó nuốt. Dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều trị trào ngược dạ dày bằng một trong số phương pháp sau:
Áp dụng mẹo dân gian
Một số nguyên liệu từ dân gian cũng có tác dụng cải thiện chứng trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ, người bệnh có thể tham khảo như sau:
- Cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày: Nha đam có vị ngọt, tính hàn, giúp làm giảm bài tiết dịch vị axit một cách hiệu quả. Đồng thời nguyên liệu này còn giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ chữa lành vết thương tại niêm mạc dạ dày thực quản. Người bệnh chỉ cần ngâm phần thịt nha đam với mật ong sau đó uống mỗi ngày 2 thìa vào bữa tối là được.
- Lá tía tô: Lá tía tô có tác dụng điều tiết lượng axit dạ dày, làm dịu tổn thương ở niêm mạc và hỗ trợ cải thiện tình trạng ợ chua, ợ chóng, đầy bụng, buồn nôn,… Rất thích hợp cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể ăn sống lá tía tô hoặc uống nước lá tía tô mỗi ngày đều sẽ mang lại công dụng rất tốt cho sức khỏe.
- Lá mơ lông chữa trào ngược dạ dày: Lá mơ lông cũng có tác dụng cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong thành phần của lá mơ lông có chứa protein, vitamin C, tinh dầu,… giúp giải độc, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, giảm sưng viêm niêm mạc. Người bệnh có thể ăn sống lá mơ lông hoặc hấp cách thủy lá mơ lông với trứng gà và gừng tươi để ăn mỗi tuần 3 lần.
- Đừng bỏ lỡ: 6 Cách Dùng Lá Mơ Lông Chữa Trào Ngược Dạ Dày Khỏi Nhanh
Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc là lựa chọn hàng đầu giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng. Trong số đó, thuốc ức chế bơm proton là thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất. Nó có tác dụng giúp làm giảm axit dịch vị và cải thiện những tổn thương ở thực quản do trào ngược gây ra.
Một số loại thuốc ức chế bơm proton được dùng phổ biến là: Esomeprazole, Dexlansoprazole, Lansoprazole, Omeprazol (Prilosec), Pantoprazole, Rabeprazole…. Liều lượng và thời gian dùng thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Liều lượng phổ biến là uống 2 lần/ngày, mỗi lần từ 20-60mg, dùng liên tục trong vòng 4 đến 8 tuần.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị khác như:
- Thuốc giúp trung hòa Acid và Alginate: Gaviscon.
- Thuốc chống trầm cảm: Nortriptyline, Trazodone, Imipramine, Sertraline…
- Thuốc trợ vận động (Prokinetics): Metoclopramide, Domperidone, Baclofen,…
- Thuốc kháng thụ thể Histamin H2: Zantac, Ranitidine, Tagamet…
Xem Thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam
Điều trị bằng Đông y
Người bệnh cũng có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng. Phương pháp này đảm bảo an toàn, hiệu quả cao và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: 60g lá khôi tía với 12g khổ sâm, 40g bồ công anh, 20g cam thảo tây.
- Cách sử dụng: Đem sắc các vị thuốc trên để lấy nước uống mỗi ngày 3 lần, dùng trước bữa ăn. Nên uống đều đặn cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Bạch linh 10g, sài hồ 12g, đương quy 08g, cam thảo 5g, đại táo 3 quả, gừng 3 lát, bạch truật 10g, bạch thược 12g, bạc hà 8g.
- Cách sử dụng: Các vị thuốc trên đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Thương truật 8g, cam thảo 5g, hậu phác 12g, trần bì 8g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả.
- Cách sử dụng: Sắc thuốc để lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nuốt vướng ở mức độ nặng, đã điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả. Một số thủ thuật được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Fundoplication: Đây là phương pháp phẫu thuật củng cố cơ vòng thực quản. Phần trên của dạ dày sẽ được phẫu thuật để quấn quanh cơ vòng thực quản dưới. Điều này sẽ giúp thắt chặt và cố định cơ vòng thực quản, ngăn không cho axit dịch vị bị trào ngược lên thực quản và cổ họng.
- TIF: TIF là hình thức nội soi qua đường miệng, được bác sĩ chỉ định đối với các trường hợp không thể thực hiện phẫu thuật Fundoplication. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đưa một thiết bị vào miệng, qua thực quản để tạo các nếp gấp ở đáy thực quản. Chúng sẽ có nhiệm vụ ngăn axit trào ngược lên trên.
- Stretta: Stretta là thủ thuật đưa ống nội soi xuống thực quản. Thiết bị này có nhiệm vụ truyền sóng điện từ tần số thấp đến vị trí nối giữa thực quản và dạ dày, giúp tạo ra vết cắt nhỏ trên mô thực quản, cung cấp nước để tránh gây tổn thương đến các vùng khác trong cơ thể. Các vết cắt lành lại và hình thành mô sẹo. Từ đó giúp kiểm soát tốt tình trạng trào ngược dạ dày, hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tìm Hiểu Thêm: Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Cây Rau Mương
Lưu ý khi bị trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ họng
Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng:
- Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ, nuốt chậm, không nên ăn quá nhanh.
- Sử dụng thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp, canh, cháo, sinh tố, sữa chua, yến mạch, trà thảo dược,… tránh ăn thức ăn cứng, dai, khó nuốt.
- Tránh uống nước ngụm lớn, nên uống từ từ để không cảm thấy nghẹn.
- Khi có dấu hiệu bị nghẹn ở cổ họng thì nên tạm dừng việc ăn uống, chờ cho thức ăn trôi xuống. Nên dùng tay vuốt nhẹ dọc sống lưng, tại khu vực giữa hai xương bả vai.
- Thay vì ăn 3 bữa cố định, người bệnh nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày để tránh gây áp lực cho dạ dày.
- Sau khi ăn no, bạn nên nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút để thức ăn dễ tiêu hóa. Tránh đi ngủ ngay, vận động mạnh hoặc bê vác nặng.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây trào ngược axit như: cà chua, cam, quýt, đồ chiên rán, socola, bạc hà,…
- Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và cà phê vì chúng có thể khiến bạn bị khô cổ họng, tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng.
- Người bệnh nên thường xuyên đi khám bác sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe và điều trị sớm nếu có biến chứng bất thường.
Trên đây là những thông tin khá hữu ích về bệnh trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng. Đây không phải là một vấn đề mãn tính nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Do đó người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám, điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!