Huyệt Đản Trung: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Chữa Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nền y học Đông y ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang đến nhiều phương thức điều trị khác nhau, nâng cao sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Đa phần các phương thức điều trị đều dựa trên hệ thống 108 huyệt đạo của cơ thể, cùng với quy luật lưu thông khí huyết. Vậy trước hết bạn cần nắm được huyệt Đản Trung là gì, có công dụng ra sao và kết hợp với những huyệt nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Huyệt Đản Trung là gì?

Huyệt Đản Trung là huyệt có rất nhiều tên gọi khác nhau, một trong số đó có thể kể tới như: Thượng Khí Hải, Nguyên Kiến, Đàn Trung,… Tên gọi của huyệt được ghép lại bởi hai từ có nghĩa, “Đản” tức là màu trắng đục, “Trung” là trung tâm. Đây là vị trí huyệt được xem là “lớp hàng rào bảo vệ trái tim”.

Huyệt Đản Trung ở đâu?

Huyệt Đản Trung vị trí có thể dễ dàng tìm thấy trên cơ thể. Ở nam và nữ huyệt sẽ nằm ở các vị trí khác nhau. Đối với nam giới, huyệt Đản Trung nằm ở giao điểm của đường giữa xương ức với đường nối hai núm vú. Còn ở phụ nữ, huyệt đản trung ở nữ là đường ngang qua bờ trên hai khớp xương ức thứ 5 của cơ thể. Ở dưới vị trí huyệt đản trung chính là phần xương ức và phần da này được chi phối bởi một phân đoạn thần kinh vị trí D4.

Ngoài ra, bạn có thể xác định vị trí của huyệt bằng 3 cách như sau:

  • Cách 1: Huyệt Đản Trung sẽ nằm ở đường giữa ngực của cơ thể khi ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa. Xác định bằng khoảng cách giữa 2 núm vú là điểm phẳng giữa khoang liên sườn thứ tư khí ấn tay vào sẽ có cảm giác đau nhức và sưng tấy.
  • Cách 2: Xác định bằng cơ thể, núm vú không có sự thay đổi hình dạng vì chưa tiến hành phẫu thuật hay cho con bú. Điểm ở giữa nối tiếp 2 đầu vú chính là huyệt Đản Trung.
  • Cách 3: Để xác định vị trí huyệt Đản Trung, bạn hãy sờ vào xương sườn và tìm khớp xương sườn thứ 5 ở cả hai bên trái và phải của cơ thể. Tiếp theo, tìm góc của xương sườn, góc này sẽ nằm song song với khoảng liên sườn thứ 2 và thứ 3. Sau đó tiếp tục đến khoảng liên sườn thứ 4 và thứ 5. Nắn theo cạnh trên của khoang thứ 5 đến xương sườn. Xác định vị trí ở cả hai bên và điểm ở giữa của hai bên đó chính là vị trí huyệt Đản Trung.
Huyệt Đản Trung vị trí có thể dễ dàng tìm thấy trên cơ thể
Huyệt Đản Trung vị trí có thể dễ dàng tìm thấy trên cơ thể

Huyệt Đản Trung có tác dụng gì?

Đây là vị trí huyệt nằm ở gần tim mạch, mang đến rất nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh lý, cụ thể như sau:

Trị đau ngực

Khi mắc các bệnh suy tim, van tim hở, nhồi máu cơ tim,… sẽ thường xuất hiện các cơn đau dồn dập. Đây là những bệnh lý nguy hiểm và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu lên não, rất có thể sẽ gây tử vong.

Bởi vậy, huyệt Đản Trung được sử dụng để cấp cứu trong tình huống nguy hiểm này. Thầy thuốc sẽ sử dụng lực đạo để điều trị lực máu, tránh tình trạng cơ tim bị chèn ép, làm giảm các cơn đau thắt vô cùng hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu kiên trì bấm huyệt Đản Trung mỗi ngày có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch do huyệt vị này nằm rất gần với tuyến ức. Khi tuyến ức được kích thích thì sẽ sản sinh ra tế bào miễn dịch Lympho T để chống lại các tác nhân có hại từ môi trường và ngăn chặn hiện tượng tự miễn.

Điều trị hen suyễn

Theo y học cổ truyền, hen suyễn xuất phát từ việc suy yếu 1 trong 3 tạng của cơ thể. Triệu chứng có thể xảy ra lúc này là: ho khan, khó thở, tức ngực, khạc ra đờm,…. Để khắc phục được tình trạng này, bạn có thể tiến hành bấm Đản Trung huyệt ngày/ 2 lần, mỗi lần 2 phút, liên tục trong 7 ngày.

Trị đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Thường xuất hiện khi người bệnh bị chấn thương đột ngột, ho nhiều hoặc khi thời tiết thay đổi. Tình trạng đau nhức sẽ ngày càng trầm trọng hơn và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cảm giác như có khối u đang tồn tại trong lồng ngực. Tình trạng này có thể giải quyết dễ dàng bằng cách bấm huyệt Đản Trung liên tục ngày 2 lần. Đây là phương pháp vô cùng hiệu quả, đặc biệt là khi trong trường hợp khẩn cấp.

Huyệt có thể trị đau dây thần kinh liên sườn
Huyệt có thể trị đau dây thần kinh liên sườn

Làm giảm căng thẳng, mệt mỏi

Khí huyết bị tắc nghẽn, chức năng gan và tim mạch kém là những nguyên nhân khiến người bệnh bị căng thẳng, khó chịu, mệt mỏi. Hiện tại, các thầy thuốc Đông y đã tìm ra giải pháp hiệu quả đối với tình trạng này. Một trong số đó phải kể tới bài thuốc massage và đặc biệt là bấm huyệt Đản Trung. Nếu kiên trì được trong thời gian dài có thể giúp ngăn ngừa được các biến chứng, đặc biệt là căng thẳng, mệt mỏi, nóng nảy, lo lắng,…

Cách bấm huyệt Đản Trung hiệu quả

Hiện nay, có 3 phương pháp bấm huyệt Đản Trung đang được áp dụng phổ biến, cụ thể là:

Bấm huyệt

Dưới đây là một vài cách bấm huyệt đạo Đản Trung hiệu quả mà bạn đọc có thể áp dụng như sau:

  • Cách 1: Để thực hiện, bạn có thể sử dụng 2 ngón tay để xoa và huyệt Đản trung theo chiều dọc. Khi quan sát thấy phần da ở vị trí này đã nóng lên, bạn có thể thực hiện với tốc độ nhanh và mạnh hơn để tăng hiệu quả.
  • Cách 2: Lấy 2 ngón tay cái và đặt lên huyệt, thực hiện động tác ấn và xoay theo chiều kim đồng hồ trong vòng 5 giây. Thực hiện trong vòng 2 phút thì dừng lại, mỗi lần nghỉ 3 giây.

Xoa bóp huyệt

Để xoa bóp huyệt Đản Trung hiệu quả, đầu tiên bạn cần xác định vị trí chính xác của huyệt trên cơ thể. Sau đó, sử dụng đầu ngón tay hoặc đầu gối để áp dụng áp lực nhẹ lên vị trí huyệt trong khoảng 1-2 phút. Hãy nhớ thở đều và sâu trong quá trình này để tăng cường hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc không thoải mái, hãy giảm áp lực hoặc dừng lại và tham khảo ý kiến của một chuyên gia y tế. Lặp lại quy trình này hàng ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Động tác này sẽ giúp tuyết ức sản sinh thêm các tế bào miễn dịch.

Mỗi ngày bạn nên kiên trì xoa bóp lồng ngực 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất
Mỗi ngày bạn nên kiên trì xoa bóp lồng ngực 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất

Châm cứu

Châm cứu sẽ cần sử dụng kim châm đầu nhọn, luồn kim vào dưới da và hướng lên huyệt Hoa Cái. Phương pháp này sẽ có tác dụng điều trị các bệnh về hô hấp, cụ thể là hen phế quản, xuyên hướng ngang sẽ điều trị các bệnh về vú. Kim có độ sâu từ 0.3-1.5 thốn và thực hiện từ 5-20 phút tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

Đối với phương pháp châm cứu, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên môn thực hiện. Tránh việc châm cứu tại nhà có thể dẫn tới tai biến nghiêm trọng như bất tỉnh, chân tay lạnh toát.

Phối hợp huyệt Đản Trung và các huyệt khác

Ngoài những tác dụng trên, khi kết hợp huyệt Đản Trung với các huyệt khác sẽ mang lại những tác dụng khác như:

  • Trị hơi thở ngắn, thở khó, không muốn nói (Thiên Kim Phương): Phối Hoa Cái (Nh.20).
  • Trị ngực đau, tim tê (Tư Sinh Kinh): Phối Thiên Tỉnh (Tam tiêu.10).
  • Trị ho suyễn (Tư Sinh Kinh): Phối Hoa Cái (Nh.20) + Thiên Đột (Nh.22).
  • Trị ho, ợ hơi (Châm Cứu Đại Thành): Phối Đại Lăng (Tâm bào.5) + Trung Quản (Nh.12).
  • Trị phế ung (Châm Cứu Đại Thành): Phối Chi Câu (Tam tiêu.7) + Đại Lăng (Tâm bào.5) + Phế Du (Bàng quang.23).
  • Trị ho, hen suyễn (Châm Cứu Đại Thành): Phối Du Phủ + Phế Du + Thiên Đột + Túc Tam Lý.
  • Trị thổ huyết (Châm Cứu Đại Thành): Phối Chi Câu (Tam tiêu.7) + Khí Hải (Nh.6) + Nhũ Căn (Vi.18) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36).
  • Trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành): Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) + Kỳ Môn (C.14) + Lao Cung (Tâm bào.8).
  • Trị sữa thiếu (Châm Cứu Đại Thành): Cứu Chiên Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + bổ Thiếu Trạch (Ttr.1).
  • Trị sữa ít (Châm Cứu Đại Thành): Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1).
  • Trị nhũ ung (Châm Cứu Đại Thành): Phối Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tâm bào.7) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Ủy Trung (Bàng quang.40).
  • Trị mai hạch khí (Châm Cứu Đại Thành): Phối Khí Hải (Nh.6) + Hạ Tam Lý (Vi.36).
  • Trị nôn ra đờm dãi (Châm Cứu Đại Toàn): Phối Công Tôn (Ty.3) + Phong Long (Vi.40) + Trung Khôi.
  • Trị bướu cổ [ngũ anh] (Loại Kinh Đồ Dực): Phối Du Phủ (Th.27) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Phù Đột (Đại trường.18) + Thập Tuyên + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Song ((Ttr.16).
  • Trị quyết nghịch (Loại Kinh Đồ Dực): Phối Bách Hội (Đốc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Nhân Trung (Đốc.26).
  • Trị khí nghịch xông lên họng [khổ nghịch] (Y Học Cương Mục): Phối Kỳ Môn (C.14) + Trung Quản (Nh.12).
  • Trị suyễn (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học): Phối Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bàng quang.13) + Xích Trạch (P.5).
  • Trị tuyến vú viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải): Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1).
  • Trị suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải): Phối Định Suyễn + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thiên Đột (Nh.22).
  • Trị sữa thiếu (Châm Cứu Học Thượng Hải): Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Tam Lý (Vi.36).
  • Trị tuyến vú viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải): Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11).
Phối hợp huyệt Đản Trung có thể trị hơi thở ngắn, thở khó
Phối hợp huyệt Đản Trung có thể trị hơi thở ngắn, thở khó

Lưu ý khi bấm huyệt Đản Trung

Khi thực hiện các phương pháp với huyệt Đản Trung, bạn cần hết sức cẩn thận vì đây là huyệt  nằm ở vị trí gần tim, dưới đây là các yếu tố mà bạn cần chú ý:

  • Xương ức có cấu trúc mềm và dễ tổn thương, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó khi thực hiện châm cứu, cần điều chỉnh góc độ của kim châm cứu để tránh xâm nhập sâu qua xương và gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng.
  • Tránh thực hiện khi cơ thể đang rất đói hoặc vừa ăn no, điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
  • Khi tự ấn huyệt, bạn cần nắm chặt tay phải và chỉ duỗi ngón tay cái ra để áp huyệt từ trên xuống, không nên áp ngược lại.
  • Khi thực hiện bấm huyệt hoặc massage, cần tuân thủ đúng trình tự để tránh gây ra hậu quả không mong muốn cho cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp này vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
  • Những người thường xuyên uống rượu bia, nạp các chất kích thích có hại thì không nên sử dụng phương pháp này.
  • Châm cứu, bấm huyệt là những phương pháp nên thực hiện dưới sự chỉ đạo của các bác sĩ. Tránh các tác động tiêu cực như đau nhức hoặc đau nhức toàn thân do việc thực hiện không chính xác.
  • Việc bấm huyệt chỉ giúp cải thiện triệu chứng, không có khả năng trị bệnh dứt điểm.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm bắt thông tin chi tiết về huyệt Đản Trung. Đây là vị trí huyệt quan trọng của cơ thể, nằm gần tim nên khi thực hiện, bạn cần hết sức chú ý. Lựa chọn địa chỉ chất lượng, có các bác sĩ, thầy thuốc giỏi để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hy vọng những thông tin chia sẻ phía trên đã có thể giúp ích được cho bạn.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...