Đan Sâm Có Tác Dụng Gì? Tổng Hợp 15 Bài Thuốc Từ Dược Liệu

Đan sâm là loại dược liệu rất quý được dùng phổ biến trong Đông y với tác dụng chữa trị các bệnh do khí huyết ứ trệ, đau bụng, đau thượng vị, đau tim, đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt… đặc biệt giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng cực kỳ tốt. 

 

Đan sâm
Đan sâm là dược liệu rất quý sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y

Tổng quan về cây đan sâm

  • Tên thường gọi: đan sâm
  • Tên gọi khác: huyết sâm, xích sâm, cửu thảo, xôn đỏ, viểu đan sâm, tử đan sâm,…
  • Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza
  • Thuộc họ: Hoa môi (Tên khoa học là Lamiaceae)

1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết

  • Đan sâm là loại thực vật thân cỏ, chiều cao trung bình từ 30 – 80cm, thân vuông, có màu đỏ nâu, trên bề mặt có các rãnh dọc.
  • Lá đan sâm màu lục, là loại lá kép, mọc đối xứng với nhau, mép lá có răng cưa và phủ lông tơ màu trắng.
  • Hoa đan sâm có màu trắng, tím nhạt, mọc ở đầu đầu cành.
  • Quả của cây đan sâm dài và nhỏ.
  • Rễ hình trụ dài, hơi cong và thô, phân nhánh, có nhiều rễ con, phần vỏ ngoài có nâu hoặc nâu đen, khi rễ già đi sẽ tự bong lớp vỏ.

Một số hình ảnh về cây đan sâm

Đan sâm
Cây đan sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản
Đan sâm
Hoa đan sâm có màu tím hoặc trắng, dài từ 10 – 15cm
Đan sâm
Rễ đan sâm dài, nhỏ, có nhiều rễ phụ và cũng là bộ phận được dùng chủ yếu để làm thuốc

2. Phân bố

Loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh thành của Trung Quốc như An Huy, Hà Bắc, Sơn Tây, Giang Tô, Tứ Xuyên và Nhật Bản. Tại Việt Nam, cây đan sâm được du nhập vào từ khá sớm và được trồng số lượng lớn ở các tỉnh miền núi, đặc biệt ở Tam Đảo.

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Rễ cây đan sâm là bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc.
  • Thu hái: Rễ đan sâm được thu hoạch khi trưởng thành, thường khoảng 3 năm trở lên. Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch đan sâm là vào mùa đông, vì đây là lúc thành phần dược chất trong đan sâm cao nhất. Ngoài ra, do đặc tính rễ đâm sâu vào đất qua nhiều năm phát triển nên khi thu hoạch phải đào thật sâu để tránh gây đứt gãy, bỏ sót.
  • Sơ chế: Đan sâm sau khi được thu hái sẽ được sơ chế, làm sạch để loại bỏ đất cát, vi khuẩn. Sau đó tiến hành thực hiện một số cách bào chế như:
    • Cách 1: Cắt rễ đan sâm thành từng miếng dày từ 1 – 2cn, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô nhiệt độ nhẹ. Sau đó cho vào túi kín hoặc hũ đậy kín nắp để bảo quản sử dụng lâu.
    • Cách 2: Ủ mềm rễ rồi thái thành từng lát mỏng, sau đó mang đi ngâm rượu, sao vàng cho đến khi dược liệu khô lại hoàn toàn. Tiếp theo, tán thành bột mịn cho vào hũ thủy tinh bảo quản.
    • Cách 3: Phơi khô rễ đan sâm rồi đem ngâm rượu với tỷ lệ 1:1. Ủ rượu trong vòng 1 tuần là có thể sử dụng được.
    • Cách 4: Nấu cao đan sâm hoặc tán bột viên thành hoàn để sử dụng lâu hơn. Tuy nhiên cách này đòi hỏi phải có thiết bị và kỹ thuật cao.
  • Bảo quản: Chú ý bảo quản dược liệu ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, đan sâm có chứa nhiều thành phần khác nhau, trong đó chủ yếu là các chất hòa tan trong nước, hòa tan được trong mõ như:

  • Dẫn xuất Ceton gồm Tasinon I, Tasinon II, Tasinon III…
  • Các tinh thể vàng như Methyl-tanshinon, Cryptotanshinon, Isocryptotanshion
  • Phenol
  • Acid lactic
  • Vitamin E

Tính chất dược lý và công dụng của đan sâm

Đan sâm
Đan sâm được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh tim, chứng suy nhược thần kinh, viêm khớp, đau bụng kinh…

Theo y học cổ truyền

Đan sâm được ghi nhận là loại dược liệu có vị đắng, tính hàn, không có độc tố và quy vào các kinh gồm Tâm Bào, Tâm, Can. Dược liệu được sử dụng chủ trị một số bệnh như:

  • Hoạt huyết hóa ứ, dưỡng huyết an thần, lương huyết tiêu ung, thanh nhiệt;
  • Thông tâm bào lạc, hoạt huyết, trị sán thống (theo Bản thảo cương mục);
  • Chủ tâm phúc tà khí, hàn nhiệt tích tụ, trường minh, phá trưng trừ hà, chỉ phiền mạn, ích khí (theo Bản kinh);
  • Dưỡng huyết, phúc kết khí, cước tý, uống lâu có lợi, yêu tích cường, trừ phong tà lưu nhiệt (theo Danh y biệt lục);
  • Dưỡng thần định chí, trị lãnh nhiệt lao, thông lợi quan mạch, đau nhức khớp tay, chân, khó khăn trong cử động, phá huyết ứ, bổ tân sinh huyết an thai, tống tử thai, đau đày mắt đỏ, nhọt độc, đơn đọc, ôn nhiệt sinh cuồng… (Theo Nhật hoa tử bản thảo)…
  • An thần thai, dưỡng thần định chí, điều kinh trừ phiền, phong tý, mục xích, giảm sưng đau, băng đới, khu ứ (theo Bản thảo cầu chân);
  • Tứ vật thang trị bệnh phụ nhân, phá súc huyết, an sinh thái, tống tử thai, bổ tân huyết, chỉ băng trung đới hạ, điều kinh mạch (theo Phụ nhân minh lý luận viết).

Theo y học hiện đại

Do chứa nhiều hoạt chất, thành phần có lợi cho sức khỏe nên đan sâm sở hữu một số công dụng sau:

  • Thành phần acid phenolic, phenol: bao gồm acid rosmarinic, danshensu có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, kiểm soát huyết áp, loại bỏ cholesterol xấu trong máu, chống đông máu, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, giảm nguy cơ huyết khối và nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ…
  • Hoạt chất diterpen bao gồm tanshinone I, IIA, IIB và crytotan shinon có khả năng cải thiện lưu thông máu, làm giãn các tiểu động mạch.
  • Một số hoạt chất khác như tanin, vitamin E, baicalin, acid ursolic… có tác dụng ngăn chặn bệnh ung thư, các bệnh lý tim mạch và cải thiện chức năng khớp.
  • Ngoài ra, đan sâm còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe như: giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress, chống suy nhược thần kinh, giúp dễ ngủ hơn, điều hòa kinh nguyệt, trị chứng bế kinh, thậm chí chữa bệnh ung thư…

Liều dùng: Có thể sử dụng đan sâm dưới dạng sắc uống hoặc hoàn tán thánh viên. Liều dùng cơ bản từ 9 – 15g tùy theo dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác.

Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ đan sâm

Trong y học cổ truyền ghi nhận có rất nhiều cách kết hợp đan sâm với các dược liệu khác để chữa bệnh hiệu quả. Có thể kể đến một số bài thuốc sau:

1. Bài thuốc chữa chứng đau nhói tim, đau tức ngực

Cách thực hiện

  • Cách 1: Chuẩn bị đan sâm 32g, đương quy và hồng hoa mỗi vị 16g, hương phụ và mạch môn mỗi vị 12g, xích thược, uất kim, hoàng kỳ và trầm hương mỗi vị 20g. Mỗi ngày sắc một thang lấy nước thuốc uống hằng ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị đan sâm và hạt ý dĩ mỗi vị 16g, bạch thược, hoàng kỳ, bạch linh và sài hồ mỗi loại 10g, chi tử và ngũ gia bì mỗi loại 8g, đại phúc bì, đại táo, gừng và cam thảo mỗi vị 6g. Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày tối đa một thang.

2. Bài thuốc chữa bệnh suy tim

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đan sâm, ý dĩ, ngưu tất, mã đề, bạch truật, xuyên khung, trạch tả và mộc thông mỗi vị 16g.
  • Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày một thang. Kiên trì sử dụng đều đặn hằng ngày để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

3. Bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, trị các bệnh phụ khoa

Cách thực hiện

  • Cách 1: Dùng 20 – 40g dược liệu đan sâm khô, cắt từng lát mỏng rồi tán thành bột mịn, tẩm một ít rượu ấm hoặc nước mía đường. Khuấy cho tan đều rồi chia làm 2 phần uống hết trong ngày, uống sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cách 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 12g đan sâm, 12g trạch lan và 8g hương phụ. Cho vào ấm sắc kỹ cùng 500ml nước, kiểm tra thấy nước cạn xuống còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc uống 2 lần/ ngày.
  • Cách 3: Dùng đương quy và đan sâm mỗi loại 15g kết hợp với 8g tiểu hồi. Sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.

4. Bài thuốc cải thiện chứng đau bụng bằng đan sâm

Cách thực hiện

  • Với người bị đau bụng do huyết ứ khí trệ, dùng 40g đan sâm, 6g sa nhân và 6g đàn hương. Sắc lấy nước, bỏ bã uống hết thuốc trong này.
  • Nếu đau bụng dữ dội kèm theo cao huyết áp thì áp dụng bài thuốc sau: 12 – 20g đan sâm, 8 – 12g xích thược kèm theo nhũ hương, sa nhân và một dược mỗi vị 6 – 10g, nhân sâm và diên hồ sách mỗi vị 6g. Sắc cùng 500ml nước cho cô cạn lấy phần nước cốt uống hết khi còn ấm.

5. Bài thuốc chữa bệnh mạch vành

Cách thực hiện

  • Dùng một lượng đan sâm vừa đủ, tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên với trọng lượng 30g/ viên.
  • Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên và uống cùng nước ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Bài thuốc giúp an thần, chữa suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu gồm: đan sâm, bạch thược, ngưu tất, mạch môn, huyền sâm và hạt muỗng sao mỗi vị 16g, toan táo nhân và dành dành mỗi vị 8g.
  • Sắc kỹ các dược liệu trên cùng 500ml nước, chắt lấy nước thuốc uống hết khi còn ấm nóng.
  • Nên sử dụng bài thuốc này vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Bài thuốc chữa bệnh viêm khớp cấp tính kèm tổn thương tim mạch

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ một số dược liệu cần cho bài thuốc này gồm: đan sâm và kim ngân hoa mỗi vị 20g, bạch truật, hoàng kỳđẳng sâm mỗi vị 16g, hoàng cầm, đương quy, liên kiều, hoàng bá và long nhãn mỗi vị 12g, phục linh và táo nhân mỗi vị 8g, viễn chí và mộc hương mỗi vị 6g.
  • Sắc các vị thuốc trên cùng lượng nước vừa phải, khi nước cô đặc lại còn khoảng 1 chén thì ngưng sắc.
  • Rót nước ra uống khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

8. Bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết

Cách thực hiện

  • Uống dịch chiết đan sâm 2 lần/ ngày, mỗi lần uống 2ml.
  • Trường hợp cấp cứu bệnh nhân sốt xuất huyết có thể dùng dung dịch đan sâm tiêm tĩnh mạch 10 – 15ml vào trong 10% dịch gluco 500ml hoặc nước muối sinh lý đẳng trương. Tiêm mạch 2 lần/ngày giúp hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

9. Bài thuốc chữa chứng kinh nguyệt không đều

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm: đan sâm, hoài sơn, bạch thược, thục địa, sài hồ mỗi vị 12g, trạch tả, đan bì, sơn thù và phục linh mỗi loại 8g.
  • Sắc mỗi ngày một thang liên tục cho đến khi kinh nguyệt đều trở lại.
Đan sâm
Bột đan sâm là cách bào chế được nhiều người áp dụng vì vừa giữ được trọn vẹn các dược chất vừa bảo quản được lâu

10. Bài thuốc chữa chứng đau bụng kinh, bế kinh

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: đan sâm, tam thất bắc, đương quy và sinh địa mỗi vị 10g, bạch thược, hương phụ và xuyên khung mỗi vị 6g.
  • Sắc uống mỗi ngày một thang.

11. Bài thuốc chữa chứng đau dây thần kinh liên sườn

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đan sâm, bạch thược, bạch truật, sài hồ, bạch linh, thanh bì và uất kim mỗi vị 8g, hương phụ, bạc hà và cam thảo mỗi vị 6g.
  • Sắc mỗi ngày một thang lấy nước thuốc uống đều đặn trong thời gian để cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

12. Bài thuốc giảm đau vùng gan, chữa bệnh viêm gan mãn tính

Cách thực hiện: Chuẩn bị đan sâm và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g, sắc uống đều đặn hằng ngày.

13. Bài thuốc chữa chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp, ù tai

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đan sâm, thiên môn, mạch môn, sa sâm, long nhãn, đảng sâm, thục địa mỗi vị 12g, viễn chí, bá tử nhân và toan táo nhân mỗi vị 8g cùng 6g ngũ vị tử.
  • Sắc uống mỗi ngày một thang liên tục trong vòng 1 tháng sẽ đạt hiệu quả cải thiện rõ rệt.

14. Bài thuốc trị chứng mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược cơ thể ở phụ nữ sau sinh

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đan sâm, đương quy, viễn chí, toan táo nhân, phục linh và bá tử nhân mỗi vị 8g, huyền sâm và địa hoàng mỗi vị 12g, thiên môn và mạch môn mỗi vị 10g, ngũ vị tử và cát cánh mỗi vị 6g và 0.6g chu sa.
  • Tán mịn các vị thuốc, trộn đều rồi hoàn thành viên sử dụng 20g/ ngày.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sắc các dược liệu trên (trừ chu sa) lấy nước thuốc uống cùng chu sa để tăng hiệu quả điều trị.

15. Bài thuốc chữa chứng thấp khớp thể hàn

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm: đan sâm, thục địa, độc hoạt, kê huyết đằng, thiên niên kiện, đỗ trọng, u chát chìu, thổ phục linh, tang ký sinh, xích thược và khương hoạt mỗi vị 12g, 20g đảng sâm, 8g nhục quế, 10g ngưu tất và 16g hoài sơn.
  • Sắc kỹ tất cả các dược liệu đã chuẩn bị, sắc nhỏ lửa cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 1 chén thuốc.
  • Sử dụng mỗi ngày một thang thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng đan sâm để chữa bệnh cần nắm rõ một số vấn đề sau:

  • Chống chỉ định sử dụng cho những đối tượng có cơ địa dị ứng, mẫn cảm quá mức với các thành phần đan sâm.
  • Tuyệt đối không kết hợp đan sâm với lê lô, úy diêm thủy và giấm vì các dược liệu này rất kỵ nhau, nếu sử dụng chung có thể gây nhiều rủi ro tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần tham khảo trước ý kiến của chuyên gia để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là thông tin tổng quan về dược liệu đan sâm, hy vọng những kiến thức này bổ ích với quý bạn đọc. Lưu ý thông tin chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Mọi thắc mắc về dược liệu hoặc cách chữa bệnh phù hợp vui lòng liên hệ chuyên gia.

Tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...