Huyệt Côn Lôn Ở Đâu? Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Khai Mở
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênỨng dụng huyệt Côn Lôn trong điều trị một số bệnh lý mang lại hiệu quả rất tích cực. Đặc biệt, song song với việc điều trị tại phòng khám Đông y, người bệnh có thể tự thực hiện các liệu pháp tác động huyệt trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, cần đảm bảo xác định được vị trí chính xác vị trí huyệt, đồng thời tuân thủ đúng kỹ thuật và nguyên tắc Y học cổ truyền.
Giới thiệu tổng quan về huyệt Côn Lôn
Huyệt Côn Lôn có xuất xứ từ thiên bản du, là huyệt thứ 60 của Bàng Quang kinh và thuộc hành hỏa trong ngũ hành. Tên gọi của huyệt xuất phát từ vị trí nằm ở gót chân – nơi có hình dạng như ngọn núi Côn Lôn. Ngoài ra, huyệt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như huyệt Côn Luân, huyệt Hạ Côn Luân, huyệt hạ Côn Lôn.
Vị trí huyệt Côn Lôn được xác định rất đơn giản bằng 1 trong 2 cách dưới đây:
- Bước 1: Tìm giao điểm giữa đường bờ ngoài gót chân cùng đường thẳng kéo dài từ mắt cá chân xuống. Giao điểm này chính là huyệt đạo Côn Lôn cần tìm.
- Cách 2: Xác định chỗ lõm từ giữa đỉnh mắt cá chân kéo thẳng đến bờ ngoài gót chân. Điểm lõm này là huyệt vị đang tìm.
Khi giải phẫu vị trí huyệt sẽ có những đặc điểm sau:
- Dưới da huyệt là khe giữa gân cơ mác bên dài và gân cơ mác bên ngắn ở trước gân gót chân, phía sau đầu dưới xương chày.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày sau và dây thần kinh cơ – da.
- Tiết đoạn thần kinh S2 và L5 đảm nhiệm vai trò chi phối vùng huyệt.
Xem thêm: Huyệt Huyền Chung: Cách Xác Định, Tác Dụng Và Lưu Ý Cần Biết
Khám phá tác dụng của huyệt Côn Lôn
Theo Y học cổ truyền, tác động huyệt Côn Lôn sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Đặc biệt, những tác dụng này được phân chia rõ ràng như sau:
- Tác dụng tại chỗ: Khi bấm huyệt đạo đúng cách sẽ giúp giảm đau, giảm sưng tại khu vực khớp cổ chân và mắt cá chân.
- Tác dụng theo kinh: Huyệt đạo Côn Lôn sẽ giúp hỗ trợ tích cực trong điều trị chứng đau thắt lưng do thời tiết thay đổi, đau thần kinh tọa, chảy máu mũi, mỏi cổ – vai gáy, hoa mắt chóng mặt.
- Tác dụng toàn thân: Chuyên gia cho biết, huyệt vị thường được ứng dụng trong liệu pháp điều trị co giật ở trẻ nhỏ do sốt cao hoặc tình trạng sót nhau thai sau sinh ở phụ nữ.
Cách châm cứu, bấm huyệt Côn Lôn
Hiện tại, có 2 cách tác động lên huyệt Côn Lôn để khai mở công năng trị bệnh đó là châm cứu và bấm huyệt. Kỹ thuật thực hiện được chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ như sau:
Phương pháp châm cứu
Phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh những sai sót như châm kim quá sâu hoặc quá nông, châm kim sai hướng, châm quá thời gian,… sẽ dẫn đến những tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Vậy nên, người bệnh cần thực hiện châm cứu tại phòng khám Đông y uy tín. Kỹ thuật thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định huyệt Côn Lôn nằm ở đâu.
- Bước 2: Dùng kim châm cứu châm thẳng vào huyệt đạo với độ sâu từ 0.3 – 0.5 thốn, sao cho mũi kim hướng vào trong. Sau đó cứu 5 – 10 phút.
Phương pháp bấm huyệt
Phương pháp này có tính phổ biến hơn bởi kỹ thuật đơn giản, không cần dụng cụ cầu kỳ, người bệnh tự thực hiện tại nhà vẫn đảm bảo hiệu quả trị bệnh và an toàn sức khỏe. Kỹ thuật bấm huyệt như sau:
- Bước 1: Tìm vị trí của huyệt Côn Lôn.
- Bước 2: Dùng ngón tay cái ấn một lực đủ mạnh xuống vị trí huyệt, sau đó day theo chiều kim đồng hồ trong 2 – 3 phút.
- Bước 3: Kết hợp miết ngón tay từ cẳng chân tới gót chân, tiếp theo dùng 2 tay bóp gót chân để thúc đẩy và điều hòa khí huyết lưu thông.
Hướng dẫn phối huyệt Côn Lôn nâng cao tác dụng
Bên cạnh tác động đơn huyệt, khi kết hợp Côn Lôn cùng những huyệt đạo tương hợp sẽ giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh.
- Phối cùng huyệt Khúc Tuyền (C.8) + huyệt Phi Dương (Bq.58) (Tiểu trường.2) + huyệt Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) + huyệt Thông Lý (Tm.5) + huyệt Tiền Cốc: Điều trị đầu đau choáng váng (theo Thiên Kim Phương).
- Phối cùng huyệt Uỷ Trung (Bq.40): Điều trị thắt lưng đau mỏi (theo Thiên Kim Thập Nhất Huyệt).
- Phối cùng huyệt Dương Khê (Đại trường.5) + huyệt Thái Khê (Th.3): Điều trị mắt sưng đỏ (theo Tư Sinh Kinh).
- Phối cùng huyệt Chương Môn (C.13) + huyệt Thái Xung (C.3) + huyệt Thông Lý (Tm.5) + huyệt Uỷ Trung (Bq.40): Điều trị lưng sưng đau (theo Châm Cứu Tập Thành).
- Phối cùng huyệt Thái Khê (Th.3) + huyệt Thái Xung (C.3): Điều trị tình trạng trẻ bị phù thể âm (theo Châm Cứu Tập Thành).
- Phối cùng huyệt Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + huyệt Thần Môn (Tm.7) + huyệt Túc Lâm Khấp (Đ.41): Điều trị suyễn (theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cùng huyệt Chiếu Hải (Th.6) + huyệt Khâu Khư (Đ.40) + huyệt Thương Khâu (Tỳ 5): Điều trị gót chân đau (theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cùng huyệt Phục Lưu (Th.7) + huyệt Hợp Cốc: Điều trị 2 bên xương sống đau (theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cùng huyệt Dương Cốc (Tiểu trường.5) + huyệt Uyển Cốt (Tiểu trường.4): Điều trị ngón tay bị co quặp (theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cùng huyệt Chi Câu (Tt.6) + huyệt đạo Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + huyệt Nhân Trung (Đc.26) + huyệt Thúc Cốt (Bq.65) + huyệt Ủy Trung (Bq.40) + huyệt Xích Trạch (Phế 5): Điều trị lưng đau do chấn thương (theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cùng huyệt Thái Khê (Th.3) + huyệt Thân Mạch (Bq.62) trị chân phù (theo Ngọc Long Ca).
- Phối cùng huyệt Khâu Khư (Đ.40) + huyệt Tuyệt Cốt (Đ.39): Điều trị mắt cá chân ngoài đau (theo Thắng Ngọc Ca).
- Phối cùng huyệt Thừa Sơn (Bq.57): Điều trị hoa mắt (theo Tịch Hoằng Phú).
- Phối cứu huyệt theo thứ tự huyệt Hợp Cốc (Đại trường.4) + huyệt Phong Thị (Đ.31) + huyệt Côn Lôn (Bq.60) + huyệt Thủ Tam Lý (Đại trường.10) + huyệt Quan Nguyên (Nh.4) + huyệt Đơn Điền (Nh.6): Điều trị tay chân co tê, rối loạn tâm thần (theo Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối cùng huyệt Chí Âm (Bq.67) + huyệt Thông Cốc (Bq.66) + huyệt Thúc Cốt (Bq.65) + huyệt Ủy Trung (Bq.40): Điều trị mụn nhọt lở ngứa (theo Ngoại Khoa Lý Lệ).
- Phối cùng huyệt đạo Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + huyệt Hoàn Khiêu (Đ.30) + huyệt Hợp Cốc (Đại trường.4) + huyệt Khúc Trì + huyệt Kiên Ngung + huyệt Phong Thị (Đ.31) + huyệt Túc Tam Lý (Vị 36) + huyệt Tuyệt Cốt (Đ.39): Điều trị trúng phong không nói được, đờm nhớt ủng tắc (theo Châm Cứu Toàn Thư).
- Phối cùng huyệt Giải Khê (Vị 41) + huyệt Hãm Cốc (Vị 43) + huyệt Túc Lâm Khấp (Đ.41): Điều trị chân mềm yếu (theo Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Phối cùng huyệt Bá Hội (Đc.20) + huyệt Hậu Khê (Tiểu trường.3) + huyệt Hợp Cốc (Đại trường.4) + huyệt Phong Trì (Đ.20) + huyệt Thân Mạch (Bq.62)): Điều trị điên giản (theo Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối cùng huyệt Bộc Tham (Bq.61): Điều trị họng sưng đau (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
Lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt khai mở huyệt Côn Lôn
Huyệt Côn Lôn có liên quan mật thiết đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Vậy nên, dù chỉ 1 sai lệch trong quá trình châm cứu, bấm huyệt cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy nên, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đưa ra một số lưu ý quan trọng dưới đây để đảm bảo trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất.
- Tuyệt đối không châm cứu hay bấm huyệt lên vùng da đang bị tổn thương, nhiễm trùng, chảy máu,…
- Đảm bảo các yếu tố vệ sinh như: Rửa sạch chân tay, vùng da huyệt, sát trùng khử khuẩn kim châm cứu để tránh vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ thể.
- Thả lỏng cơ thể và tinh thần trong quá trình khai thông, bấm huyệt để hiệu quả đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Thầy thuốc khuyến cáo không ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi châm cứu, bấm huyệt. Đồng thời, không hút thuốc, uống rượu hoặc bia trong giai đoạn điều trị bệnh để tránh làm giảm tác dụng của liệu pháp.
- Không tự ý phối huyệt tại nhà, bởi dù các công thức phối huyệt đã được ghi chép rõ ràng, nhưng tùy vào thể trạng và mức độ bệnh, thầy thuốc sẽ linh hoạt tăng thêm hoặc giảm bớt huyệt trong quá trình điều trị.
- Chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền sẽ không thấy hiệu quả tức khắc mà cần 1 thời gian mới phát huy tác dụng. Thông thường từ 2 – 3 tuần các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện. Vì thế người bệnh cần kiên trì, thực hiện đúng theo lộ trình mà thầy thuốc đưa ra.
Qua những thông tin này, có thể khẳng định huyệt Côn Lôn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị các bệnh lý và tăng cường sức khỏe. Nhưng để đảm bảo hiệu quả phát huy tốt nhất, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng theo những hướng dẫn khai thông và lưu ý quan trọng mà Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã chia sẻ.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!